Thứ Ba, 16/11/2010 16:00

CPI tháng 11 được dự báo tăng 0,8%

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 11 tăng 0,8% là dự báo được đưa ra tại một bản tin mới công bố của Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế xã hội Quốc gia (Bộ Kế hoạch và Đầu tư).

Không đề cập nhiều đến các tác động gây giảm giá, kịch bản chỉ số giá tiêu dùng (CPI) những tháng cuối năm được trung tâm này đưa ra tính đến các yếu tố tăng giá cơ bản như: tỷ giá VND/USD đang có xu hướng tăng; bão lụt gây thiệt hại nặng nề ở miền Trung; giá nhiều mặt hàng tăng, kể cả hàng tiêu dùng nói chung và các mặt hàng thiết yếu như thép, phân bón, thực phẩm, gas…

Ngoài ra, các yếu tố về quy luật mùa vụ cuối năm, CPI thường tăng cao hơn trong các dịp lễ, Tết, dưới tác động của lực cầu sản xuất và tiêu dùng tăng, lượng tiền cung ứng ra lưu thông nhiều hơn, cũng được Trung tâm đưa ra để bảo vệ quan điểm của mình.

Theo cơ quan này, kể từ đầu tháng 10, cùng với diễn biến giá USD lên cao, sức ép tăng giá đối với các mặt hàng có quan hệ thương mại quốc tế lớn cũng chịu tác động không nhỏ. Đồng thời, có những phân tích và dự báo về xu hướng giá của nhiều mặt hàng trọng yếu trên thị trường thế giới đưa đến khả năng giá dầu thô, gạo, sắt thép… tiếp tục tăng trong cuối năm 2010 và năm 2011.

Vẫn chưa xác định được mức độ ảnh hưởng của các diễn biến bất thường, từ giá vàng, tỷ giá USD và thiên tai lũ lụt tại miền Trung, nhưng giá cả nhiều mặt hàng trên thị trường, sau khi tăng lên dưới tác động của các nguyên nhân này, đã không thấy xuất hiện khả năng quay về mức giá cũ, Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế xã hội Quốc gia nhận định.

Tuy nhiên, một diễn biến đáng chú ý tại Thủ đô có thể ảnh hưởng đến chỉ số giá tháng này, đó là trong giai đoạn lấy giá cuối cùng của Tổng cục Thống kê để phục vụ tính toán CPI tháng 11, đã xuất hiện nhiều chương trình khuyến mại quy mô lớn, được tổ chức trên diện rộng vào các ngày 13-14/11.

Với Tp.HCM, sau giai đoạn dài "kìm giá" thì đến tháng này, thị trường đã xuất hiện nhiều điều chỉnh vượt ngoài tầm ảnh hưởng của các chương trình bình ổn. Theo một số thông tin trên báo chí, xu hướng tăng giá đang thể hiện khá rõ trên thị trường.

Ngoài các nguyên nhân có tính đột biến kể trên, quy luật mùa vụ cuối năm không dễ xác định chính xác độ tác động nhưng sức ảnh hưởng thường khá lớn. Nhìn ở góc độ cung hàng hóa, trong khi tồn kho nhiều mặt hàng công nghiệp chế biến đã hạ nhiệt, dẫn tới khả năng có thể tăng quy mô sản xuất trong giai đoạn cuối năm này, lãi suất ngân hàng thương mại vẫn còn khá cao có thể làm tăng chi phí đầu vào sản xuất.

Theo Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế xã hội Quốc gia, những tháng cuối năm, mặt bằng lãi suất khó có thể giảm khi cầu vốn kinh doanh tăng cao. Trong khi đó, do CPI đang trong xu hướng tăng, cộng với những biến động giá vàng gần đây, càng khiến người dân không mặn mà gửi tiền tiết kiệm.

Anh Quân

TBKTVN

Các tin tức khác

>   Thu nhập quốc gia bình quân đầu người đang giảm (16/11/2010)

>   Về thông tin chi 90.000 tỷ đồng cho Đại lễ, Bộ trưởng Tài chính nói gì? (16/11/2010)

>   "Nợ công của Việt Nam có thể giảm mạnh trong 10 năm tới" (16/11/2010)

>   Đón dòng vốn đầu tư chuyển dịch (16/11/2010)

>   Giám đốc WB cắt nghĩa "cơn say" tăng trưởng của VN (16/11/2010)

>   Giải bài toán thu hút đầu tư (16/11/2010)

>   Thu hút vốn FDI còn xa mục tiêu (15/11/2010)

>   Bộ trưởng Vũ Văn Ninh: Sẽ chống tình trạng chuyển giá trên diện rộng (15/11/2010)

>   Sẽ chọn công nghệ tốt nhất để khai thác đất hiếm (15/11/2010)

>   Lại nói về lạm phát (14/11/2010)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật