Thứ Sáu, 26/11/2010 13:57

Cổ phiếu DN cổ phần hoá: Nguy cơ bị mua với giá bèo

Nhiều cổ phiếu của doanh nghiệp có nguồn gốc từ cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước đã về sát mệnh giá

Thị trường chứng khoán sụt giảm khiến nhiều doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hoá, đứng trước nguy cơ bị các nhóm “đại gia” vét hàng với giá bèo.

Giá nhiều loại cổ phiếu của doanh nghiệp cổ phần hoá đã xuống rất thấp, thậm chí nhiều loại đã thấp hơn giá khởi điểm khi doanh nghiệp tiến hành đấu giá lần đầu ra công chúng (IPO).

Cổ phiếu của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank - VCB) có thể coi là điển hình rõ nhất của sự tụt giảm giá cổ phiếu sau khi đấu giá.

Theo kết quả đấu giá của Vietcombank diễn ra hồi cuối năm 2007, mức giá thấp nhất được xác định là 102.000 đồng/cổ phiếu. Mức giá bình quân là 107.000 đồng/cổ phiếu. Mức giá này được xác định dựa trên giá đấu của các nhà đầu tư tham gia đấu giá thời điểm đó và giá khởi điểm khi tiến hành IPO Vietcombank được xác định là 100.000 đồng/cổ phiếu.

Hiện tại, giá giao dịch Vietcombank trên Sở Giao dịch TP.HCM dao động trong khoảng 32.000 – 33.000 đồng/cổ phiếu.

Sự chênh lệch của mức giá hiện tại so với thời điểm Vietcombank cổ phần hoá vào tháng 12/2007 có thể lý giải là do sự sụt giá chung của thị trường. Tuy nhiên, nếu so sánh về tốc độ giảm thì giá cổ phiếu VCB đang mất nhiều hơn sự sụt giảm chung của VN-Index.

Vào thời điểm Vietcombank tiến hành cổ phần hoá, VN-Index đạt hơn 800 điểm, trong khi lúc này, chỉ số của sàn TP.HCM ở quanh mốc 430 điểm. Tức là chỉ số VN-Index mất chưa đến 50% giá trị trong khi giá cổ phiếu VCB đã mất tới 70% so với thời điểm cổ phiếu này thực hiện IPO.

Tương tự, giá cổ phiếu Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank – CTG) cũng đang ở mức khá rẻ. Hiện tại, giá giao dịch của CTG là khoảng 18.000 đồng/cổ phiếu, thấp hơn cả giá khởi điểm khi ngân hàng này tiến hành IPO (20.000 đồng/cổ phiếu) lẫn giá đấu thành công bình quân (20.256 đồng/cổ phiếu).

Tuy nhiên, điều đáng chú là thời điểm Vietinbank tiến hành đấu giá vào cuối năm 2008, VN-Index đang ở mức gần như “đáy” nhất của thị trường, vào khoảng 300 điểm. Trong khi đó, thời điểm hiện tại, chỉ số của sàn TP.HCM đã tăng gần gấp rưỡi, do đó, với mức giá còn rẻ hơn cả giá khởi điểm khi cổ phiếu CTG được đấu giá, thì giá CTG hiện đang quá rẻ.

Ông Phạm Huy Hùng, Chủ tịch HĐQT Vietinbank, tại thời điểm đó cũng đã cho rằng, khi định giá Vietinbank, giá trị phần vốn thực tế của Nhà nước tại Ngân hàng là trên 16.000 tỷ đồng, nhưng Chính phủ đã cho phép không điều chỉnh sổ sách theo giá trị này, mà vẫn giữ nguyên giá trị sổ sách như khi chưa đánh giá lại là trên 10.000 tỷ đồng. Do vậy, giá khởi điểm 20.000 đồng/cổ phần thực chất chỉ cao hơn 1,25 lần giá trị nội tại của một cổ phần (20.000/16.000 đồng).

Một số doanh nghiệp niêm yết khác cũng có nguồn gốc là doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá tuy không sụt giá mạnh như các ngân hàng trên, nhưng mức giá cũng đang về mặt bằng rất thấp, nhiều cổ phiếu đã về gần sát mệnh giá.

Chẳng hạn, cổ phiếu PPC của Công ty cổ phần Nhiệt điện Phả Lại hiện về mức giá chỉ khoảng 11.000 đồng/cổ phiếu. Cổ phiếu VSH của Công ty Cổ phần Vĩnh Sơn – Sông Hinh cũng quanh 11.000 đồng/cổ phiếu…

Với mức giá như hiện tại, giá cổ phiếu VSH chỉ cao hơn chút đỉnh so với thời điểm cổ phiếu này được đấu giá từ năm 2005. Cũng cần phải nói thêm là ở thời điểm đấu giá VHS, thị trường chứng khoán vẫn còn khá nhỏ bé nên yêu cầu khuyến khích rất cao, cùng với chính sách khuyến khích cổ phần hoá của nhà nước, nên cổ phiếu VSH được định giá khá thấp khi đưa ra đấu giá với mức giá khởi điểm chỉ có 10.200 đồng/cổ phiếu.

Sau phiên đấu giá, cổ phiếu VHS đã có giá đấu thành công bình quân là 10.576 đồng/cổ phiếu. Tuy nhiên, sau hơn 5 năm kể từ ngày IPO, đến nay cổ phiếu VHS cũng chỉ cao hơn được vài trăm đồng với mỗi cổ phiếu.

Chí Tín

đầu tư

Các tin tức khác

>   Cổ phiếu “phong độ” trên sàn OTC (26/11/2010)

>   Câu hỏi khi tất cả cùng tăng (26/11/2010)

>   Thị trường ngày 26/11 dưới góc nhìn công ty chứng khoán (25/11/2010)

>   C92 giảm sàn liên tiếp là do yếu tố thị trường (25/11/2010)

>   Kịch bản của nhà đầu tư nước ngoài (25/11/2010)

>   Thị trường chứng khoán: Bức tranh tối màu (25/11/2010)

>   Cổ phiếu nhỏ lại “nóng” (25/11/2010)

>   Cổ phiếu vận tải biển - giai đoạn khó khăn (25/11/2010)

>   Thị trường chứng khoán đối mặt nhiều áp lực (25/11/2010)

>   Áp lực IR thời giá xuống (25/11/2010)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật