Thứ Năm, 11/11/2010 06:33

Chứng khoán: Góc nhìn cơ bản và kỹ thuật

Đường giá của VN-Index vẫn đi ngang trong một kênh hẹp từ 440 – 460 điểm. Trong một thị trường sideway, không có xu thế, chỉ số lại bị bóp méo bởi một nhóm cổ phiếu có tỷ trọng vốn hóa lớn nên độ tin cậy của phân tích kỹ thuật cho hành động mua bán từng cổ phiếu cũng giảm. Có ý nghĩa nhất hiện nay là hai vùng hỗ trợ và kháng cự trung hạn 440 và 460 điểm. Liên tục được kiểm chứng trong vòng hai tháng qua, hai mốc này càng chứng tỏ sự vững chắc tương đối và được sử dụng như dấu hiệu cho xu hướng mới của thị trường.

Diễn biến đồ thị tương tự cũng từng xảy ra khoảng tháng 6-7/2010 khi thị trường đi ngang trong vùng 495-515 điểm. Sau đó là đợt giảm mạnh. Liệu lịch sử có lặp lại ?

Tính đến cuối tháng 10/2010, đã có gần 400 trên tổng số hơn 600 DN niêm yết công bố báo cáo kết quả kinh doanh quý III/2010. Nhìn chung, hoạt động của các DN không có nhiều đột biến trong quý này, song bước đầu đã có sự phân hóa giữa các nhóm ngành.

Kinh tế trong và ngoài nước hồi phục tạo điều kiện thuận lợi chung cho hoạt động SXKD: Cùng với sự phục hồi và tăng trưởng kinh tế, nhu cầu đầu tư, tiêu dùng gia tăng là yếu tố mang lại kết quả kinh doanh khả quan cho các DN. Bình quân, doanh thu quý III, cũng như lũy kế 9 tháng đầu năm 2010 của các DN tăng trưởng hơn 30% so với cùng kỳ.

Chi phí đầu vào tăng gây khó khăn cho hàng loạt doanh nghiệp: Bước sang năm 2010, bên cạnh thuận lợi xuất phát từ tăng trưởng nhu cầu tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ thì các DN cũng phải đối mặt với hàng loạt khó khăn:

Thứ nhất, giá nguyên vật liệu đầu vào của nhiều nhóm ngành tăng, trong khi không tận dụng được nguồn nguyên liệu tồn kho giá rẻ như năm 2009.

Thứ hai, nhiều nguyên vật liệu thô phụ thuộc nguồn nhập khẩu, song tỷ giá có dấu hiệu tăng mạnh.

Thứ ba, gói hỗ trợ lãi suất kết thúc, trong khi lãi suất có xu hướng tăng.

Một mặt không còn hỗ trợ lãi suất, mặt khác, lãi vay trong năm 2010 là khá cao gây không ít khó khăn cho DN. Đợt cao điểm tháng 3 - 4/2010, lãi suất cho vay ngắn hạn phục vụ nhu cầu sản xuất - kinh doanh là 12%/năm, lãi suất cho vay trung, dài hạn theo cơ chế thỏa thuận là 14 - 15%/năm với nhóm NHTMNN, 15 - 17%/năm với nhóm NHTMCP. Cá biệt có một số NHTMCP cho vay với lãi suất cao, lên tới 18 - 20%/năm. Đến tháng 7/2010, lãi suất cho vay đã hạ nhiệt song vẫn khá cao – trung bình 13.4%. Với mức lãi suất này, các doanh nghiệp muốn duy trì hoạt động đã khó, nhu cầu vay vốn mở rộng sản xuất kinh doanh dường như càng nan giải.

Tóm lại, chi phí nguyên liệu tăng, chi phí lãi vay tăng, lãi suất cao khiến DN không thể vay vốn mở rộng hoạt động nhằm giảm bớt chi phí cố định/sản phẩm, là những nguyên nhân khiến các DN đều đang gặp khó trong quản lý chi phí giá vốn hàng bán. Theo đó, so với cùng kỳ 2009, các DN có sự tăng trưởng khá tốt về doanh thu – trên 32%, tuy nhiên LNST chỉ tăng ở mức khiêm tốn – hơn 8%. Trong bối cảnh khó khăn hiện tại, lợi thế sẽ thuộc về những nhóm ngành có yếu tố đầu vào từ tự nhiên – ít chịu ảnh hưởng tăng chi phí nguyên liệu, tỷ lệ vay nợ thấp – giảm rủi ro chi phí lãi vay, trong khi có sự hỗ trợ của giá bán sản phẩm đầu ra.

CTCK Phố Wall

Diễn đàn doanh nghiệp

Các tin tức khác

>   Thị trường ngày 11/11 dưới góc nhìn công ty chứng khoán (10/11/2010)

>   OTC: Nhà đầu tư lo trả nợ (10/11/2010)

>   UPCoM-Index tăng nhẹ 0,34 điểm (10/11/2010)

>   Chưa thấy nhiều khả năng về dòng tiền nóng đổ vào Việt Nam (10/11/2010)

>   Dân chứng khoán thêm rầu rĩ vì giá vàng (10/11/2010)

>   Chỉ số chứng khoán bị “bóp méo”: Lợi và hại (10/11/2010)

>   Tư vấn... độc (10/11/2010)

>   Thị trường ngày 10/11 dưới góc nhìn công ty chứng khoán (09/11/2010)

>   Chứng khoán có bị “ghẻ lạnh”? (09/11/2010)

>   3 nút thắt cần gỡ: Vốn ngoại, niềm tin và dòng tiền (09/11/2010)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật