Thứ Hai, 22/11/2010 13:53

Biện pháp giảm nhập siêu vẫn chưa hiệu quả

Trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về điều hành xuất nhập khẩu tăng trưởng xuất khẩu hạn chế nhập siêu, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng cho biết nhập siêu có chiều hướng giảm dần, tính trong ba năm qua. Tuy nhiên, các đại biểu cho rằng các biện pháp hạn chế nhập siêu cho đến nay vẫn chưa thực sự hiệu quả.

Ông Trần Ngọc Vinh, đại biểu Quốc hội Hải Phòng, hỏi về kết quả nhập siêu tháng 7 lên tới 1,07 tỉ đô la Mỹ. "Đâu là nguyên nhân? Con số này liên quan đến mục tiêu kiềm chế nhập siêu của Chính phủ?", ông Vinh chất vấn Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng.

Trả lời chất vấn, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho biết, năm nay là năm đầu tiên Việt Nam có tăng trưởng xuất khẩu vượt tăng trưởng nhập khẩu. Cụ thể, tăng trưởng xuất khẩu khoảng 23% trong khi nhập khẩu chỉ tăng khoảng 19-20%. Liên quan đến nhập khẩu, ông cho rằng tuy tình hình năm nay có được cải thiện, nhưng đánh giá về tổng thể, nhập khẩu vẫn cao hơn xuất khẩu về số tuyệt đối.

Ông Hoàng cho rằng, trong thời gian qua, việc kiểm soát nhập khẩu nhằm giảm nhập siêu cũng đạt được một số kết quả nhất định. Nếu năm 2008 nhập siêu khoảng 18 tỉ đô la Mỹ, chiếm 30% kim ngạch xuất khẩu, thì năm 2009, nhập siêu là 12,9 tỉ đô la Mỹ, chiếm 22,5% kim ngạch xuất khẩu. Năm 2010, khả năng Việt Nam sẽ nhập siêu 11,9 tỉ đô la Mỹ, chiếm 17% so với kim ngạch xuất khẩu. Trong 3 năm liền nhập siêu đều giảm về con số tuyệt đối và tỷ lệ trên kim ngạch xuất khẩu.

Tuy nhiên, theo bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, tình trạng nhập siêu vẫn kéo dài vì chúng ta đang đầu tư phát triển, đầu tư cho sản xuất, với phần nhiều máy móc phải nhập. Bên cạnh đó, một nguyên nhân nữa là vật liệu hoặc do sản xuất chưa đủ hoặc chưa tự sản xuất được (kể cả phục vụ cho sản xuất trong nước lẫn cho gia công xuất khẩu).

"Điển hình nhất là mặt hàng dệt may, để xuất khẩu 11 tỉ đô la Mỹ, nhưng có đến 60% nguyên phụ liệu phải nhập khẩu. Phát triển công nghiệp phụ trợ còn rất nhiều hạn chế, và hệ quả là một khu vực sản xuất lớn vẫn lệ thuộc vào nhập khẩu", ông nói.

Mục tiêu Bộ Công Thương đề ra trong kế hoạch 5 năm từ 2011-2015, giảm tỷ lệ nhập siêu trên kim ngạch xuất khẩu còn 14%, tiến tới cân bằng cán cân thương mại và giúp cải thiện cán cân thanh toán, tham gia vào ổn định các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô.

Một nguyên nhân nữa của tình trạng nhập siêu là giá cả nhiều mặt hàng thời gian qua tăng rất cao, các nhóm hàng xuất khẩu chính của Việt Nam là nông sản, tuy có tăng giá nhưng mức độ tăng giá không bằng giá máy móc thiết bị, nguyên phụ liệu nhập khẩu. Tỷ trọng nhập khẩu của nhóm hàng này chiếm 93% tổng kim ngạch nhập khẩu. Ngoài ra, đến 7% tổng kim ngạch dùng để nhập khẩu hàng tiêu dùng không thiết yếu như ô tô 4 chỗ ngồi, hoá mỹ phẩm, điện thoại di động…

Đại biểu Phạm Thị Loan của Hà Nội cho rằng nhập siêu ngày càng tăng, đặc biệt là nhập siêu từ Trung Quốc chiếm tỷ trọng ngày càng lớn, nhưng theo bà, Chính phủ chưa có biện pháp cụ thể để cân bằng cán cân thương mại giữa 2 nước.

Trả lời câu hỏi trên, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho biết, Chính phủ đã có chủ trương tăng cường xuất khẩu sang Trung Quốc và giảm dần nhập khẩu, giảm bớt chênh lệch về cán cân thương mại. Cụ thể Chính phủ đã đề ra có 3 nhóm giải pháp hạn chế nhập siêu từ Trung Quốc thông qua một số ký kết giữa các chính phủ như ký kết quy hoạch phát triển kinh tế thương mại 5 năm giữa 2 nước, trong đó đưa ra nhiều biện pháp thúc đẩy nhập khẩu từ Việt Nam.

Riêng Bộ Công Thương sắp tới sẽ ký kết thoả thuận với Bộ Thương mại Trung Quốc, trong đó yêu cầu tăng cường nhập khẩu 18 nhóm mặt hàng từ Việt Nam mà Trung Quốc cần cho sản xuất trong nước.

Biện pháp thứ ba là Chính phủ 2 nước đã thống nhất tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào hoạt động xúc tiến thương mại ở các hội chợ, triển lãm quy mô lớn nhỏ ở Trung Quốc.

Thái Hằng

tbktsg

Các tin tức khác

>   Cú hích của “đại gia” (22/11/2010)

>   Đầu tàu kinh tế: Đừng quá ỉ vào đường ray định sẵn (22/11/2010)

>   Một số doanh nghiệp ôtô có vốn nước ngoài đang lỗ (22/11/2010)

>   TP.HCM kiến nghị hạn chế tối đa thuỷ điện trên sông Đồng Nai (22/11/2010)

>   Công bố CPI Hà Nội, Tp.HCM tháng 11: Đã “lấp ló” con số cả nước (20/11/2010)

>   Sẽ xử lý trách nhiệm người đứng đầu tập đoàn có sai phạm (21/11/2010)

>   Ổn định vĩ mô: Cần thông minh gỡ bỏ "vòng kim cô" (21/11/2010)

>   Ba bước để cải thiện đầu tư công  (20/11/2010)

>   Nguồn vốn cho dự án thuỷ điện nhỏ : Nỗi khổ của nhà đầu tư (20/11/2010)

>   Hướng dẫn mới cho việc chuyển lợi nhuận ra nước ngoài (19/11/2010)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật