Chủ Nhật, 10/10/2010 09:06

Vụ án “sàn vàng” 

Tranh chấp xung quanh sự cố “bán nhầm vàng” xảy ra từ những năm 2007, khi đó giá vàng chỉ có 15 - 17 triệu đồng/lượng. Qua 3 năm, giá vàng đã leo thang lên 32 - 33 triệu đồng/lượng nhưng vụ án dân sự hy hữu này vẫn chưa có hồi kết.

Trở lại với đơn khởi kiện của ông Trần Trọng Nghĩa (ngụ Q.Phú Nhuận, TP.HCM), nội dung vụ án có thể tóm tắt như sau:

Ngày 1.12.2007, ông Nghĩa ký hợp đồng giao dịch vàng với Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) để kinh doanh trên sàn vàng. Sáng 24.12.2007, ông Nghĩa đặt lệnh bán 3.000 lượng vàng với giá 15.690.000 đồng/lượng. Nhân viên sàn vàng nhận lệnh, sau đó thông báo khớp lệnh 150 lượng, còn 2.850 lượng chưa khớp nên ông Nghĩa tiếp tục đặt lệnh bán tiếp 2.850 lượng còn lại với giá 15.660.000 đồng/lượng.

Bất ngờ, cuối giờ chiều, nhân viên sàn vàng thông báo lại có sự nhầm lẫn, lần đầu khi ông Nghĩa đặt lệnh bán 3.000 lượng vàng đã khớp lệnh 2.850 lượng (không phải 150 lượng). Ông Nghĩa cho rằng chính vì sự thông báo nhầm lẫn này khiến ông đặt lệnh bán “khống” 2.850 lượng vàng và lệnh này đã được thực thi nên trong tài khoản của ông bị âm 2.700 lượng vàng. Sau đó, đại diện của ACB thừa nhận có sự nhầm lẫn và hứa bán lại cho ông 2.700 lượng vàng giá 15.660.000 đồng/lượng để khắc phục, nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện.

Trong đơn kiện ông Nghĩa cũng cho biết ACB còn xử lý tài sản đảm bảo cho khoản vay

Sau khi nghe các bên tranh luận và qua 2 ngày nghị án, Hội đồng xét xử sơ thẩm của TAND TP.HCM đã quyết định hoãn phiên tòa để làm rõ thêm tính pháp lý của hoạt động kinh doanh sàn giao dịch vàng tại ACB. Như vậy, vụ án ly kỳ này vẫn chưa thể kết thúc bằng một bản án.
của ông là 3.000 lượng vàng để thu hồi nợ không đúng quy định của pháp luật. Cụ thể, ngày 4.3.2008, ACB ra thông báo đề nghị khách hàng ký lại hợp đồng giao dịch vàng, trong đó nêu: “Nếu khách hàng không chấp nhận đề nghị, ACB buộc phải chấm dứt hợp đồng nguyên tắc giao dịch vàng, ngưng cấp tín dụng phục vụ kinh doanh vàng. Nếu có nhu cầu mua bán vàng đề nghị khách hàng đến mua, bán vàng tại ACB theo các hình thức mua bán thông thường...”.

Ông Nghĩa nói chỉ nhận được thông báo qua điện thoại vào ngày 6.3.2008. Nhưng ngay từ ngày 6.3.2008, ACB đã cho rằng ông không chấp nhận ký lại hợp đồng và 4 ngày sau, ACB đơn phương chấm dứt hợp đồng. Vì vậy, ngày 18.3.2008, ông Nghĩa đặt lệnh bán 5.700 lượng vàng với giá 19,2 triệu đồng/lượng nhưng không được sàn vàng ACB chấp nhận với lý do ông và ngân hàng chưa ký lại hợp đồng để giảm hạn mức tín dụng. Tuy nhiên, ba ngày sau khi giá vàng xuống thấp, tỷ lệ ký quỹ của ông Nghĩa thấp hơn quy định thì ACB đã xử lý bằng cách tự bán 3.000 lượng vàng của ông với giá 17,82 triệu đồng/lượng, gây thiệt hại cho ông.

Chưa có hồi kết

Ngày 28.9.2010, TAND TP.HCM đã mở phiên tòa sơ thẩm lần đầu tiên xét xử vụ án này.

Trình bày trước Hội đồng xét xử, ông Nghĩa tiếp tục bảo lưu yêu cầu ACB bồi thường cho ông tổng cộng 5.700 lượng vàng. Phía đại diện ACB với tư cách là bị đơn thì vẫn không chấp nhận yêu cầu của ông Nghĩa, với lý do “không có việc bán nhầm” và cho rằng ông Nghĩa đã nhận 2.700 lượng vàng mà họ đã bán thông qua hóa đơn ngày 25.12.2007 (ông Nghĩa không thừa nhận giao dịch này). Còn việc xử lý tài sản đảm bảo cho khoản vay là đúng quy định.

Tuy nhiên vấn đề nhiều người quan tâm và Hội đồng xét xử cũng tập trung thẩm vấn làm rõ là “tính pháp lý” của việc kinh doanh vàng trên mạng. Đại diện ACB khẳng định được cấp phép và kinh doanh sàn vàng hợp pháp, nhưng khẳng định ấy dường như vẫn chưa đủ thuyết phục.

Trong phần tranh luận, luật sư của nguyên đơn đưa ra bằng chứng là băng ghi âm cuộc trao đổi giữa ông Nghĩa với người đại diện của ACB, để chứng minh ACB từng thừa nhận có sai sót, có việc “bán lố” vàng của ông. Vị này cũng chứng minh đối với việc đơn phương chấm dứt hợp đồng, ACB đã vi phạm điều khoản báo trước 15 ngày được hai bên thỏa thuận trong hợp đồng trước đó.

Phản ứng lại, đại diện ACB đưa ra lý lẽ, nếu giao dịch là nhầm lẫn, không có giá trị thì đương nhiên ông Nghĩa không được quyền nhận và sử dụng số tiền thu được từ việc bán vàng này. Trên thực tế, ngày 25.12.2007, ông Nghĩa đã dùng số tiền này để mua vàng. Điều này chứng minh ông Nghĩa đã thừa nhận việc mua bán vàng giữa ông và ACB vào ngày 24.12.2007.

Không chấp nhận lập luận ấy, luật sư của nguyên đơn cho rằng việc làm này của ông Nghĩa được thực hiện theo hướng dẫn của nhân viên ACB, nhằm giải quyết hậu quả “bán nhầm” nhưng cuối cùng không thu được kết quả gì.

Lê Nga

thanh niên

Các tin tức khác

>   Xử lý nghiêm vụ Chủ tịch HĐQT bị đuổi ra đường (08/10/2010)

>   Chiêu lừa rao bán "khu đất vàng" hàng chục triệu USD (08/10/2010)

>   Vì sao nguyên GĐ CTCK Ngân hàng Công thương bị truy nã? (07/10/2010)

>   Lén đem 50 tỉ USD chơi chứng khoán (07/10/2010)

>   27 người chết vì mưa lũ, trực thăng tham gia cứu trợ (06/10/2010)

>   Mất 5 kg vàng, ai bồi thường ? (06/10/2010)

>   Vụ Tamiflu: Chờ chỉ đạo của Thủ tướng (05/10/2010)

>   Manchester City lỗ nặng (02/10/2010)

>   Bắt nguyên phó giám đốc và trưởng phòng tín dụng (30/09/2010)

>   Lâm Đồng chưa thụ lý vụ kiện của bầu Đức (30/09/2010)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật