Thứ Năm, 07/10/2010 16:27

Vì sao nguyên GĐ CTCK Ngân hàng Công thương bị truy nã?

Phạm Thị Tuyết Mai.

Mai và đồng bọn lấy danh nghĩa công ty chứng khoán thuộc sở hữu Nhà nước, tạo dựng hợp đồng nhằm lợi dụng vốn Nhà nước để đầu tư mua cổ phiếu Công ty Nhiệt điện Phả Lại kiếm chênh lệch giá, gây thất thoát 89,764 tỉ đồng của Nhà nước.

Ngày 6/10, theo nguồn tin Báo CAND, trước đó cơ quan CSĐT Bộ Công an đã có quyết định khởi tố bị can, lệnh khám xét nơi ở và lệnh bắt bị can để tạm giam 4 tháng đối với bà Phạm Thị Tuyết Mai, 49 tuổi, trú tại ngõ 575 phường Kim Mã, quận Ba Đình; nguyên Giám đốc Công ty Chứng khoán Ngân hàng Công thương (IBS), về hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Các quyết định và lệnh nêu trên đã được Viện KSND tối cao phê chuẩn. Nhưng đối tượng đã bỏ trốn nên ngày 4/10, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã quyết định truy nã đặc biệt đối với Phạm Thị Tuyết Mai.

Sự việc bị phát hiện từ ngày 16/1/2008 khi đoàn kiểm tra Ngân hàng Công thương Việt Nam thanh kiểm tra tại IBS về vụ mua bán 3 triệu cổ phiếu nêu trên và đã kết luận sai phạm do việc đầu tư mua bán 3 triệu cổ phiếu PPC giữa IBS và VIB. Việc kinh doanh này đã gây thiệt hại tài sản cho IBS tổng số tiền 89,764 tỷ đồng.

Qua kiểm tra thấy có dấu hiệu tham nhũng, ngày 3/2/2008, Ngân hàng Công thương Việt Nam đã có công văn đề nghị Cơ quan CSĐT Bộ Công an làm rõ hành vi sai phạm của Giám đốc Công ty IBS.

Trên cơ sở kết luận kiểm tra của Ngân hàng Công thương Việt Nam và quá trình điều tra thu thập tài liệu, cuối tháng 8/2010, cơ quan CSĐT Bộ Công an đã khởi tố vụ án hình sự với tội danh lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ theo Điều 281 BLHS xảy ra tại IBS.

Theo tài liệu điều tra: Công ty IBS là đơn vị tư vấn cho Công ty Nhiệt điện Phả Lại về việc cổ phần hóa, phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng. Phòng Tự doanh có tờ trình gửi Giám đốc và Hội đồng thẩm định đầu tư đề nghị IBS tham gia đầu tư mua cổ phiếu sẽ mang lại mức cổ tức ổn định 12% năm trở lên.

Tuy nhiên, tháng 11/2005, Giám đốc IBS là bà Phạm Thị Tuyết Mai đã ký với ông Nguyễn Đức Hiếu, Phó Tổng giám đốc VIB hợp đồng đặt mua 3 triệu cổ phiếu của Công ty Nhiệt điện Phả Lại thông qua hình thức đấu giá.

Theo đó, VIB phải đặt cọc 10%, tương đương 3,06 tỷ đồng, 90% còn lại tương đương 27,54 tỉ đồng do IBS chịu trách nhiệm thanh toán. Sau 12 tháng, IBS sẽ chuyển nhượng lại cho VIB số cổ phiếu mua được. Số cổ tức và các khoản chênh lệch giá phát sinh từ 3 triệu cổ phiếu sẽ thuộc VIB, IBS chỉ được hưởng lãi suất 11%/năm trên số tiền 27,54 tỉ đồng. Sau đó, IBS mua 3 triệu cổ phiếu với giá 30,6 tỷ đồng bằng tiền đặt cọc của VIB và một số cá nhân khác.

Tháng 12/2006, IBS đặt và khớp lệnh bán 3 triệu cổ phiếu này cho Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agriseco) được 129,1 tỷ đồng. Khoản tiền này IBS chuyển lại trên 98 tỉ đồng cho Agriseco tiền chênh lệch giá của 3 triệu cổ phiếu và chuyển trên 3,6 tỷ đồng cổ tức cho một công ty tư nhân.

Cơ quan chức năng xác định, dựa vào vị trí chức năng nhiệm vụ được giao, một số cá nhân đã cấu kết lấy danh nghĩa công ty chứng khoán thuộc sở hữu Nhà nước, tạo dựng hợp đồng nhằm lợi dụng vốn Nhà nước để đầu tư mua cổ phiếu Công ty Nhiệt điện Phả Lại kiếm chênh lệch giá, gây thất thoát 89,764 tỉ đồng của Nhà nước.

Vụ án đang tiếp tục được điều tra làm rõ

Đào Minh Khoa

CAND

Các tin tức khác

>   Lén đem 50 tỉ USD chơi chứng khoán (07/10/2010)

>   27 người chết vì mưa lũ, trực thăng tham gia cứu trợ (06/10/2010)

>   Mất 5 kg vàng, ai bồi thường ? (06/10/2010)

>   Vụ Tamiflu: Chờ chỉ đạo của Thủ tướng (05/10/2010)

>   Manchester City lỗ nặng (02/10/2010)

>   Bắt nguyên phó giám đốc và trưởng phòng tín dụng (30/09/2010)

>   Lâm Đồng chưa thụ lý vụ kiện của bầu Đức (30/09/2010)

>   Tòa nhà của Tập đoàn Bảo Việt: Xây sai phép phải xin lỗi (29/09/2010)

>   Mất 17 tỷ đồng, khách hàng kiện Agribank (28/09/2010)

>   Sau bầu Đức, thêm DN “tố' tỉnh Lâm Đồng (26/09/2010)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật