Thứ Tư, 13/10/2010 06:43

TTCK cần một 'cú hích' mạnh!

TTCK đã bước sang những tháng cuối cùng của năm 2010 sau một khoảng thời gian đi ngang và giảm điểm từ đầu năm đến nay. Những yếu tố gì sẽ tác động đến thị trường, xu hướng vận động như thế nào và nhà đầu tư đang kỳ vọng ra sao ? DĐDN đã có cuộc trao đổi với ông Chu Đức Tuấn - Phó Phòng phân tích và tư vấn đầu tư, Cty Chứng khoán Phố Wall.

- Nhìn lại thị trường trong thời gian qua, ông đánh giá thế nào về những tác động khách quan cũng như chủ quan ?

Trong quý III, mặc dù các yếu tố kinh tế vĩ mô không có nhiều sự thay đổi, nhưng TTCK lại chịu tác động mạnh bởi các chính sách tiền tệ như quy định về việc nâng tỷ lệ an toàn vốn hay tăng tỷ giá VND/USD, cũng như lộ trình giảm lãi suất gặp nhiều khó khăn. Do vậy, thị trường đã có khoảng thời gian sụt giảm mạnh trong tháng 8, các chỉ số xuống mức thấp nhất trong năm. Sau đó thị trường có sự phục hồi và đi ngang trong tháng 9 khi tâm lý nhà đầu tư tạm thời ổn định trở lại và các chính sách cũng như chỉ báo vĩ mô đã được công bố rõ ràng.

Giá trị giao dịch trong những phiên đầu tháng 10 có xu hướng giảm xuống, điều này phản ánh khá rõ sự thận trọng của nhà đầu tư, một bộ phận không nhỏ đang đứng ngoài cuộc quan sát. Một trong những yếu tố khiến giới đầu tư lo lắng là nguồn cung cổ phiếu đã và sẽ tăng mạnh có nguy cơ vượt quá khả năng hấp thụ của thị trường khiến họ không đặt kỳ vọng cao về tăng trưởng giá và lợi nhuận. Đồng thời, thị trường còn thiếu vắng dòng tiền mới và lớn đổ vào nhằm cân bằng với lượng cung hàng hóa ngày càng lớn này.

- Dựa trên các yếu tố hiện nay, ông có thể dưa ra dự báo cho thị trường trong tháng 10 này ?

Về mặt cơ bản, trong thời gian tới, diễn biến lạm phát, giảm lãi suất sẽ tiếp tục ảnh hướng tới thị trường. Sau khi tăng đột biến trong tháng 9 vừa qua, CPI có thể giảm đà tăng nhưng áp lực lạm phát cao hơn chỉ tiêu đề ra là rất cao. Tuy đã có những động thái tiếp theo, nhưng các NHTM cũng chưa cho thấy rõ quyết tâm thực hiện lộ trình giảm lãi suất. Bên cạnh đó, tín dụng cho đầu tư chứng khoán vẫn có dấu hiệu bị thắt chặt. Kết quả kinh doanh quý 3 sẽ được công bố trong thời gian tới, nhưng trong bối cảnh kinh tế trong nước hiện nay, chúng tôi cho rằng khả năng đột biến của các ngành là không cao. Vì vậy, TTCK có thể tiếp tục giằng cho đi ngang trong biên độ hẹp, dự báo VN-Index dao động trong khoảng 445– 465 điểm.

Biểu đồ diễn biến VN-Index từ 1/9 - 11/10/2010

Trong điều kiện thị trường tiếp tục đi ngang trong biên độ hẹp, cơ hội sinh lời lớn cho nhà đầu tư ngắn hạn là không cao. Do đó, nhà đầu tư lướt sóng cần tiếp tục duy trì sự thận trọng, tránh mua vào những cổ phiếu khi đã tăng trần mạnh và hạn chế dùng đòn bẩy khi cơ hội không thực sự rõ ràng. Nhà đầu tư có thể xem xét mua vào khi VN-Index điều chỉnh xuống vùng 440 - 450 điểm và chọn những cổ phiếu có thanh khoản tốt và kết quả kinh doanh ba quý đầu năm khả quan. Dưới góc độ đầu tư lướt sóng, nhà đầu tư có thể thực hiện chốt lời khi VN-Index chạm đến vùng kháng cự mạnh 465 điểm. Ngược lại, đây vẫn là thời điểm thuận lợi cho các nhà đầu tư trung và dài hạn tích lũy cổ phiếu tốt ở mức giá hợp lý. Bởi lẽ triển vọng tăng trưởng và ổn định vĩ mô trong nước và quốc tế được kỳ vọng là sẽ tích cực hơn khi bước sang năm 2011.

- Ông có thể gợi mở cho nhà đầu tư về triển vọng nhóm cổ phiếu qua kết quả kinh doanh quý 3 ?

Quý III là mùa hoạt động kinh tế diễn ra sôi nổi nhất trong năm xuất phát từ nhu cầu tiêu dùng (cả trong và ngoài nước), đầu tư đều gia tăng nên nhìn chung, kết quả kinh doanh (KQKD) quý III ở đa số lĩnh vực được kỳ vọng là khả quan  hơn so với 2 kỳ trước. Tuy nhiên, khó khăn chung đối với nhiều ngành trong quý này là sự gia tăng đồng loạt các nguyên vật liệu cơ bản trên thế giới như giá xăng dầu, than điện, thức ăn chăn nuôi, quặng và phôi thép, giá bông... Bên cạnh đó, lãi suất vay vốn có giảm so với quý I và II nhưng vẫn ở mức cao (khoảng 15%). Do đó, KQKD của các DN thể sẽ tăng trưởng trong doanh thu nhưng lợi nhuận khó tạo đột biến.  

Đánh giá chung một số nhóm ngành: Lĩnh vực xuất khẩu như cao su, thủy sản, giá của các mặt hàng này trên thị trường thế giới đều tăng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng giá trị xuất khẩu chỉ xấp xỉ năm ngoái do sản lượng sản xuất giảm (cả cao su và thủy sản đều bị mất mùa trong năm nay). Các lĩnh vực liên quan đến nhập khẩu chịu rủi ro lớn về tỷ giá như dược phẩm. Lĩnh vực tài chính chưa thể phục hồi trở lại mặc dù tín dụng đã được cải thiện so với quý I và II nhưng dòng tiền chảy vào lĩnh vực này vẫn bị hạn chế. Nhìn vào kết quả kinh doanh 8 tháng của các DN có thể thấy: Các DN lớn của các ngành như HPG (thép), FPT (công nghệ), NTP (nhựa), DIG (bất động sản) tính đến hết tháng 8 đều đã hoàn thành 70% kế hoạch kinh doanh và mức tăng trưởng lợi nhuận đều thấp đáng kể so với tăng trưởng doanh thu.

- Xin cảm ơn ông !

P.V thực hiện

DIỄN ĐÀN DOANH NHÂN

Các tin tức khác

>   Sức mua cạn kiệt (13/10/2010)

>   Thị trường ngày 13/10 và góc nhìn từ CTCK (12/10/2010)

>   Tiến sĩ ‘Quất Mạnh Vào’ ngừng khuyên mua, bán cổ phiếu (12/10/2010)

>   Khổ vì nhận định... thị trường chứng khoán! (12/10/2010)

>   Thị trường ngày 12/10 và góc nhìn từ CTCK (11/10/2010)

>   Thị trường kéo đẩy (11/10/2010)

>   Cổ phiếu ngân hàng trước áp lực huy động vốn (11/10/2010)

>   UPCoM-Index chạm mức thấp nhất 4 tháng qua (11/10/2010)

>   CK tháng 10: Dòng tiền khó đột phá? (11/10/2010)

>   Nhà đầu tư vĩ mô... bất đắc dĩ! (11/10/2010)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật