Thứ Ba, 19/10/2010 08:43

Nếu đầu tư, hãy chọn công ty tốt

Cách đây khoảng 1 năm, khi TTCK hướng đến mốc 600 điểm, có rất nhiều người tiếc nuối và ước thị trường quay lại mốc 450 điểm để có cơ hội giải ngân giá rẻ. Một năm sau, bức tranh kinh tế vĩ mô đã sáng hơn, nhưng không có nhiều nhà đầu tư muốn tham gia thị trường tại mốc 450 điểm, dù biết cổ phiếu đang rất rẻ. Chuyện gì đã xảy ra?

Nếu lấy lý do từ nguồn cung cổ phiếu tăng liệu có thật sự thuyết phục? Trước đây, tổng giá trị giao dịch mỗi phiên trên hai sàn đạt trung bình hơn 3.000 tỷ đồng, thời gian gần đây chỉ còn hơn 1.000 tỷ đồng. Nếu thanh khoản vẫn tốt như trước thì thị trường có còn ảm đạm nữa không, cho dù nguồn cung cổ phiếu có gia tăng? Bản chất của TTCK là một kênh huy động vốn, nên sự tăng cung cổ phiếu nhằm huy động vốn là điều rất bình thường nhằm giúp doanh nghiệp tăng quy mô sản xuất, phát triển kinh doanh. Vậy tại sao chỉ có TTCK Việt Nam giảm, còn xu thế TTCK các nước khác vẫn trên đà tăng?

Nếu lấy lý do đến từ sự bất ổn của nền kinh tế thì cũng không đúng. GDP tăng hơn 6,5% là một con số tương đối cao so với các nền kinh tế khác. Lạm phát về cơ bản vẫn đang được kiềm chế tốt (dự đoán vẫn dưới 2 con số). Các doanh nghiệp niêm yết vẫn kinh doanh có lãi, hiện tại chưa có thêm doanh nghiệp nào phải bị đưa vào diện cảnh báo.

Như vậy, 2 lý do trên không thể là lý do chính khiến thị trường sụt giảm như hiện nay. Vậy có phải tâm lý của NĐT là nguyên nhân chính cho đợt suy giảm này? Như "con chim trúng tên sợ cành cong", NĐT nào đã từng ôm cổ phiếu và chứng kiến sự suy giảm của thị trường sẽ luôn có cảm giác bất an, nhất là lúc chính họ cũng không hiểu vì sao lại có thể suy giảm như vậy.

Sự chi phối của các trường phái phân tích kỹ thuật, sự chủ động làm giá của các đội lái được dịp phát huy tác dụng, làm lu mờ các giá trị thật về từng cổ phiếu. Điều này tác động tiêu cực đến niềm tin của NĐT, và không ít NĐT đã chọn giải pháp đứng ngoài thị trường.

Một khi đã mất phương hướng, không còn tin vào bản thân NĐT thường tìm đến các chuyên gia để tham khảo? Tuy nhiên, có bao nhiêu NĐT đã thành công khi nghe các lời khuyên này?

Tuy nhiên, các nhận định xu hướng thị trường của đa số các CTCK thường kém chất lượng, rất chung chung và mang màu sắc bi quan. Vậy liệu NĐT có cần thêm những "gói mì ăn liền" như vậy nữa hay không khi mà trên thị trường đã đầy rẫy những thông tin không chất lượng?

Vào lúc này, nhà đầu tư nên đầu tư theo kiến thức và sự nghiên cứu của riêng mình. Nếu như chưa thật sự tự tin vào kiến thức của mình thì chớ vội tham gia vào TTCK. Hãy trau dồi đến khi bạn có thể đầu tư theo ý của mình, không còn bị chi phối bởi người khác nữa. Có như vậy, bạn mới hạn chế được tâm lý bầy đàn khi tham gia thị trường chứng khoán. Mặt khác, bạn cũng có thể lọc ra được các thông tin tốt, có ích cho việc đầu tư của bạn.

Bức tranh kinh tế vĩ mô đang sáng dần, khủng hoảng hầu như đã được đẩy lùi chính là thời điểm để chúng ta mạnh dạn đầu tư. "Cây cung" khủng hoảng bây giờ chỉ còn là cành cong, nó không đáng làm cho ta phải sợ. Tất nhiên, nhà đầu tư hãy chọn công ty tốt, có lợi nhuận cao và khả năng phát triển lâu dài, điều này đòi hỏi sự nghiên cứu thật sự, có như vậy mới không bị lung lay khi đọc các dòng nhận xét kém chất lượng, hay các lời khuyên nhằm phục vụ ý đồ của người khác. Hoặc ít nhất, nhà đầu tư cũng vững tâm khi không may cổ phiếu nắm giữ bị đánh xuống, vì quy luật của TTCK là sớm muộn gì cổ phiếu cũng phải trở về với giá trị thật của nó.

Trà Kim Long Tuấn

ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN

Các tin tức khác

>   Lên sàn không chỉ màu hồng (19/10/2010)

>   Lý giải sự ngược chiều của chứng khoán Việt Nam (19/10/2010)

>   Mạo danh ông Quách Mạnh Hào, lập báo cáo khuyến nghị mua cổ phiếu KSS (18/10/2010)

>   Thị trường ngày 19/10 dưới góc nhìn công ty chứng khoán (18/10/2010)

>   UPCoM-Index giảm xuống mức thấp nhất 6 tháng qua (18/10/2010)

>   HTV giải trình cổ phiếu giảm sàn 10 phiên liên tiếp (18/10/2010)

>   Khi giá cổ phiếu rơi tự do: Đứt tay vì bắt “dao” (18/10/2010)

>   Lãi suất giảm: Chứng khoán có hy vọng? (18/10/2010)

>   SRA vô can  (18/10/2010)

>   Cổ phiếu ì ạch thanh khoản – Khi kỳ vọng trở thành thất vọng (18/10/2010)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật