Thứ Năm, 21/10/2010 07:03

Cuộc chiến tỷ giá Mỹ - Trung và tác động với Việt Nam

Mỹ đã chính thức “khai mào” cuộc chiến tỷ giá với Trung Quốc nhằm trả đũa hành động được cho là cố tình duy trì tỷ giá Nhân Dân Tệ (RMB) thấp hơn giá trị thực. Động thái này, được dự đoán là “sẽ tạo ra những “sóng gió” trên thị trường tiền tệ thế giới”.

Tỷ giá USD/RMB từ tháng 5 - 9/2010

Trước tiên, với độ mở kinh tế lớn, VN sẽ chịu những tác động nhất định. Cụ thể, đó là những ảnh hưởng về hoạt động xuất nhập khẩu, đến lạm phát, cũng như hoạt động kinh doanh của DN. Cơ hội hay thách thức đối với DN Việt sẽ được quyết định phần lớn từ chính sách điều hành tỷ giá của Chính phủ.

Động thái của RMB

Sau đợt suy thoái kéo dài vừa qua, nhiều chính phủ đã mạnh tay can thiệp vào thị trường ngoại hối. Tuy nhiên, những biện pháp đó chưa thực sự tạo ra “cơn địa chấn” do chưa tạo được sự trợ lực của quốc gia. Nhưng với Mỹ thì khác. Động thái của nền kinh tế đầu tàu thế giới sẽ ảnh hưởng mạnh đến quyết định của các quốc gia khác. Bằng việc Hạ viện Mỹ thông qua Dự luật H.R. 2378, nước Mỹ đã lên tiếng cảnh báo về khả năng áp dụng các biện pháp mạnh nều Trung Quốc không điều chỉnh tỷ giá giữa USD/RMB thêm 20%.

Giới quan sát cho rằng, nếu Dự luận H.R 2378 được Nghị viện và Tổng thổng Mỹ thông qua, thuế hàng hoá nhập khẩu sẽ tăng, Trung Quốc sẽ có điều chỉnh tỷ giá nhẹ. Diễn biến này nhiều khả năng xảy ra nhất do phù hợp với các bên trong trò chơi tỷ giá. Mỹ muốn ép Trung Quốc nâng giá RMB. Trung Quốc mặc dù không muốn nhưng đành phải điều chỉnh nhẹ tỷ giá để duy trì tính cạnh tranh của hàng xuất khẩu. Sự điều chỉnh của Trung Quốc là cần thiết để đối phó với áp lực không chỉ từ phía Mỹ mà còn từ phía các quốc gia khác trên thế giới như Nhật, Brazil, Pháp, EU.

Tác động tới VN

Khi RMB được kéo về gần hơn với sức mạnh thực của nó và USD giảm giá tương đối so với RMB, cán cân thương mại của VN - Trung Quốc, VN – Mỹ sẽ vận động theo chiều hướng như sau: Nhập siêu từ Trung Quốc sẽ giảm và tác động nhẹ do RMB vẫn đang trong xu thế tăng giá. Tính từ đầu năm đến tháng 10/2010, RMB đã tăng đến 7,55% nhưng cán cân thương mại giữa VN và Trung Quốc vẫn nghiêng hẳn về phía Trung Quốc.

Để có thể tận dụng tối đa lợi ích từ sự điều chỉnh tỷ giá đến tình trạng nhập siêu thì NHNN VN nên điều chỉnh nhẹ tỷ giá VND/USD sau sự kiện RMB điều chỉnh. Liều lượng điều chỉnh VND có thể tương xứng với tốc độ điều chỉnh tự nhiên của RMB (0,75%). Về mặt trung hạn, có thể thay đổi hẳn chế độ neo tỷ giá VND với USD hiện nay sang chế độ neo VND với một rổ tiền tệ bao gồm USD, RMB, EUR, JPY. Khi đó, tỷ giá VND được phản ánh chính xác hơn và ít bị phụ thuộc riêng vào sự mạnh yếu của USD. Tình trạng đôla hóa cũng sẽ giảm. Nguyên tắc không bỏ tất cả trứng vào một rỏ cũng khá tương đồng với nguyên tắc không phụ thuộc quá nhiều vào đồng tiền hay một quốc gia nào.

Những lợi ích của việc thay đổi chế độ niêm yết tính toán tỷ giá là rõ ràng. Tuy nhiên việc thay đổi nếu có cũng sẽ gặp phải nhiều khó khăn. Tuy nhiên, đây là một việc cần làm. Khó khăn tốn kém trong ngắn hạn sẽ được bù đắp lại bằng những lợi ích kinh tế ổn định và dài hạn trong tương lai. Khi chuyển sang chế độ neo tỷ giá theo một rổ ngoại tệ, chúng ta cần tính toán tỷ lệ mỗi loại tiền tệ đóng góp trong rổ tiền tệ. Tỷ lệ này phụ thuộc vào tầm quan trọng tương đối của mỗi đồng tiền trong quan hệ thương mại với VN. Căn cứ vào tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của VN với Mỹ, Nhật, Trung Quốc và EU kể từ năm 2007 đến nay, chúng tôi đề xuất tỷ lệ đóng góp của mỗi đồng tiền trong rổ tiền tệ như sau: (22,87% USD); (23,54% JPY); (32,54% RMB); (21,05% EUR).

Bên cạnh đó, để có thể hạn chế được tối đa rủi ro tỷ giá và chi phí huy động sử dụng ngoại tệ, NHNN và các ngân hàng thương mại nên thực hiện nghiệp vụ Swap hoán đổi ngoại tệ. Swap là một cam kết song phương giữa hai ngân hàng, theo đó các ngân hàng sẽ trao cho nhau vào một ngày nhất định, một số lượng nhất định đồng tiền này lấy một số lượng biến đổi đồng tiền khác, trong một thời hạn xác định với điều hứa hẹn với nhau là hoàn lại vốn khi đến kỳ hạn.

Võ Văn Minh - Cty chứng khoán Liên Việt

Diễn đàn doanh nghiệp

Các tin tức khác

>   Đầu tư thông minh (18/10/2010)

>   Chính sách tiền tệ một đàng, tài khóa một nẻo (16/10/2010)

>   Chứng khoán, vàng, đất - Chọn thứ nào? (16/10/2010)

>   Dự báo thị trường tài chính Việt Nam (14/10/2010)

>   Vốn hỗ trợ phát triển: Ứng xử thế nào trước nguy cơ hạn chế? (11/10/2010)

>   Chính sách tỉ giá: Không đơn giản chỉ là phá giá đồng tiền (11/10/2010)

>   Nợ công gia tăng và nỗi lo vay nợ của DN Nhà nước (09/10/2010)

>   Đồng nội tệ và câu chuyện niềm tin (09/10/2010)

>   Dự thảo Luật Kiểm toán độc lập: Những mục tiêu chính sách chưa rõ (08/10/2010)

>   “Năm 2011 nợ công có thể ở mức 60% GDP” (03/10/2010)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật