Thứ Năm, 02/09/2010 09:11

TTCK tháng 9: Nhiều dấu hiệu khả quan

Từ trước tới nay, sự sụt giảm của TTCK luôn được cho là xuất phát từ tin tức vĩ mô xấu hoặc kết quả kinh doanh yếu kém của DN niêm yết. Riêng với đợt giảm mạnh trong tháng 8 này, các yếu tố đó không phải là nguyên nhân chính. Vì thế, TTCK đã bật trở lại ở những phiên cuối tháng và nhiều khả năng sẽ có diễn biến khả quan trong tháng 9.

Tháng 8, giọt nước tràn ly

7 tháng đầu năm, tín dụng ngân hàng tăng chưa đến 13% so với 18,4% của cùng kỳ năm 2009. Bất chấp nỗ lực của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nhăm hạ lãi suất xuống mức "vào" 10% "ra" 12%, lãi cho vay của các ngân hàng vẫn trên 15%/năm. Sự lệch pha về cơ cấu kỳ hạn tiền gửi và lãi suất cho vay cao đã làm cho các DN gặp nhiều khó khăn trong việc vay vốn trung và dài hạn. Một số DN đã chuyển từ nguồn vốn vay sang tìm kiếm vốn từ phát hành thêm. Nhiều ngân hàng thương mại cũng tăng vốn điều lệ để đạt chỉ tiêu vốn pháp định 3.000 tỷ đồng vào cuối năm.

Sự suy giảm của dòng tiền từ hệ thống ngân hàng, cộng với áp lực của lượng cung cổ phiếu từ việc phát hành thêm là nguyên nhân sâu xa của tình trạng dòng tiền trên TTCK ngày càng yếu đi. Trong khi đó, hiệu lực thi hành của Thông tư 13/2010/TT-NHNN đang đến gần (l/l0/2010), tác động khá mạnh đến tâm lý NĐT.

Phản hồi của Hiệp hội Ngân hàng đề cập đến những chi tiết bất cập và có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các tổ chức tín dụng trong Thông tư 13 được suy diễn theo hướng “chính sách tiền tệ đang bị thắt chặt và các ngân hàng không chịu đựng được đã buộc phải lên tiếng”. Hệ quả là, TTCK bắt đầu có phản ứng tiêu cực.

Tiếp đó, quyết định điều chỉnh tỷ giá VND/USD như một giọt nước làm tràn ly trong tâm lý NĐT. Bất chấp lý do NHNN đưa ra là nhằm kiềm chế nhập siêu, những lo lắng của NĐT về cung cầu tiền tệ, thâm hụt thương mại, tỷ giá, lạm phát.. xuất hiện ngày càng phổ biến.

Đà giảm của TTCK mạnh hơn khi NĐT tăng bán, một phần do tâm lý bi quan, phần khác do áp lực vốn cho phát hành thêm (số tiền cần nộp cho các đợt phát hành thêm trong tháng 8/2010 nói riêng là 10.000 tỷ đồng). Và như thường lệ, làn sóng giải chấp tiếp sức cho xu hướng giảm của thị trường.

Tháng 9, nhiều yếu tố tích cực

Theo quan sát của chúng tôi, thị trường tháng 9 sẽ khả quan hơn với sự xuất hiện của nhiều yếu tố tích cực. Một thống kê của chúng tôi về ngày đến hạn nộp tiền phát hành thêm và ngày dự kiến thanh toán cổ tức trong 4 tuần tới cho thấy, hai dòng tiền này khá cân bằng và đều ở mức trên 2.000 tỷ đồng. Đó là một tín hiệu lạc quan khi tiền bị hút ra do phát hành thêm sẽ được bù đắp bởi tiền mặt từ cổ tức.

Dòng tiền và cung cầu cổ phiếu trên thị trường sẽ được hỗ trợ tích cực từ động thái mua của cổ đông lớn, cổ đông nội bộ và bản thân các DN (dưới hình thức mua cổ phiếu quỹ).

Sau đợt sụt giảm có phần thái quá về giá cổ phiếu, động thái này đã xuất hiện ngày một nhiều hơn, có thể kể ra cho tới nay là POM, VGS, NTB, TPC, VSH, PPC, SJS, DIG, STB, ALP... Đồng thời, một số DN chuyển sang xin ý kiến cổ đông hủy bỏ kế hoạch phát hành thêm như CII, LCG, PNJ...

Mặt khác, có những dấu hiệu cho thấy thanh khoản của hệ thống ngân hàng đang được cải thiện đáng kể sau khi NHNN thực hiện đúng cam kết về tăng cung tiền qua thị trường mở từ đầu tháng 7/2010.

Sang tháng 8/2010, nhu cầu vay trên thị trường mở giảm dần trong 4 tuần liên tiếp. Lượng vốn của các ngân hàng hiện nay được đánh giá là khá dồi dào, là điều kiện để hệ thống ngân hàng tăng cung tín dụng trong những tháng cuối năm.

TTCK đã phục hồi, có thể là sự phục hồi theo kỹ thuật, nhưng cũng có thể là do NĐT nhận rằng, đợt giảm giá vừa qua không xuất phát từ nội tại các DN hoặc do tình hình vĩ mô đang xấu đi và Thông tư 13 cùng với việc việc điều chỉnh tỷ giá là những bước đi thích hợp để củng cố sự ổn định dài hạn cho nền kinh tế.

Tuy nhiên, NĐT không nên quá hưng phấn, mà nên tập trung vào những yếu tố cơ bản, theo dõi sát sao hoạt động sản xuất - kinh doanh cốt lõi của DN để ra quyết định đầu tư. Đây cũng là lúc mà những tiêu chí, những nguyên tắc khoa học để đánh giá và phân loại cổ phiếu cần được áp dụng.

Để có thể xác định một xu hướng tăng giá rõ nét, thị trường tiếp tục cần những tín hiệu lạc quan và ổn định hơn từ vĩ mô, từ hiệu quả kinh doanh của các DN, đặc biệt là khả năng hấp thụ vốn của các DN mới tăng vốn. Cổ tức bằng tiền mặt là yếu tố đáng quan tâm trong thời gian từ nay đến cuối năm, bởi vì dòng tiền từ DN quay lại với các NĐT sẽ tiếp tục bổ sung nguồn cầu tiềm năng cho thị trường.

CTCK Nhất Việt

ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN

Các tin tức khác

>   Chứng khoán: Đầu tư dài hạn (02/09/2010)

>   Mua cổ phiếu quỹ: Mừng hay lo? (02/09/2010)

>   UPCoM-Index bất ngờ giảm nhẹ (01/09/2010)

>   Chứng khoán tháng 9: Dòng tiền thay đổi về chất? (01/09/2010)

>   4 yếu tố tác động tiêu cực tới TTCK (01/09/2010)

>   Tâm lý vẫn đè nặng trên thị trường OTC (01/09/2010)

>   Giảm không quá lo, tăng không quá mừng (01/09/2010)

>   NĐTNN mua ròng 826,221 tỷ đồng trong tháng 8 (01/09/2010)

>   Mua cao để bán cao hơn (01/09/2010)

>   TTCK: Thời điểm giải ngân đã đến? (01/09/2010)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật