Thứ Tư, 01/09/2010 08:44

4 yếu tố tác động tiêu cực tới TTCK

TTCK đã bật trở lại sau một thời gian sụt giảm được cho là giảm quá đà. Tuy nhiên, NĐT cũng nên cẩn trọng, bởi lẽ có những yếu tố tác động tiêu cực đến TTCK trong những tháng cuối năm, trong đó một số yếu tố đã và đang tác động đến thị trường.

Thứ nhất, cung cổ phiếu. Lượng cung cổ phiếu trong 4 tháng cuối năm được dự báo tăng mạnh. Số lượng cổ phiếu cần thiết để tăng vốn riêng cho khối ngân hàng trị giá khoảng 50.000 tỷ đồng. Tổng cộng toàn thị trường vào khoảng 80.000 tỷ đồng. Trong khi đó, việc chuẩn bị nguồn tiền cho việc tăng vốn nói trên có vẻ đang bị chậm.

Thứ hai, dòng tiền. Dòng tiền vào TTCK có thể gặp khó khăn vì những nguyên nhân sau:

1) Công tác huy động vốn để tăng vốn điều lệ của các ngân hàng và công ty chưa niêm yết khá lớn.

2) Ngân hàng tập trung vốn cho hoạt động sản xuất - kinh doanh của các DN. Đồng thời, nguồn tiền phục vụ cho việc mua sắm hàng hóa tăng lên theo quy luật vào những tháng cuối năm.

3) Các quy định mới về đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng cũng có tác động không nhỏ tới nguồn tiền vào TTCK. Cụ thể là quy định về tổng cho vay của các ngân hàng không được vượt quá 80% tổng huy động (trong đó không tính khoản tiền gửi không kỳ hạn của các tổ chức kinh tế); quy định không cho phép các ngân hàng dùng vốn liên ngân hàng để cho vay. Điều này buộc các ngân hàng phải tăng tổng huy động tiền gửi dân cư.

Ngoài ra, việc tăng tỷ lệ CAR từ 8% lên 9% cũng đã buộc một số ngân hàng phải bán bớt cổ phiếu mà họ nắm giữ để tái cơ cấu các tài sản của ngân hàng.

Thứ ba, tình hình vĩ mô quốc tế có chiều hướng xấu. Các gói giải cứu, kích thích kinh tế của chính phủ các nước lớn trên thế giới tỏ ra kém hiệu quả và chưa thể giải quyết được tận gốc vấn đề. Các quốc gia cần phải có một quá trình để tái cơ cấu và thay đổi về chất. Trong khi đó, nếu nguồn vốn được sử dụng không hiệu quả thì những khoản vay mượn của chính phủ các nước có thể gây nên tác động nguy hiểm là vấn đề khủng hoảng nợ công.

Thứ tư, kết quả kinh doanh các DN trong quý III và IV. Các khoản lợi nhuận đột biến sẽ không có nhiều như năm 2009 và nửa đầu năm 2010, vì lợi nhuận thu được do biến động tăng của giá cả đã hạch toán vào năm 2009 và đầu năm 2010.

Hai ngành có giá trị vốn hóa trên TTCK là tài chính và bất động sản có thể đạt lợi nhuận thấp hơn.

Ngành ngân hàng có các yếu tố làm giảm lợi nhuận như khoản thu phí dịch vụ từ sàn vàng không còn, ảnh hưởng từ quy định mới về an toàn hoạt động ngân hàng sẽ làm tăng trích lập dự phòng cụ thể, khoản trích lập dự phòng chung thì khả năng sẽ có nhiều ngân hàng phải hạch toán với số tiền lớn vào năm nay; quy định về tổng vốn cho vay tối đa bằng 80% tổng vốn huy động, cùng với quy định về trần cho vay, trần huy động cũng có tác động làm giảm chênh lệch giữa lãi huy động bình quân và cho vay bình quân.

Đối với ngành bất động sản, thị trường bất động sản đầu năm sôi động, giá tăng, nhưng từ đầu quý III đến nay có xu hướng giảm, có hiện tượng đóng băng.

Nguyễn Hồng Hải

ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN

Các tin tức khác

>   Tâm lý vẫn đè nặng trên thị trường OTC (01/09/2010)

>   Giảm không quá lo, tăng không quá mừng (01/09/2010)

>   NĐTNN mua ròng 826,221 tỷ đồng trong tháng 8 (01/09/2010)

>   Mua cao để bán cao hơn (01/09/2010)

>   TTCK: Thời điểm giải ngân đã đến? (01/09/2010)

>   Tháng 9: Dòng tiền đầu cơ sẽ quay trở lại (31/08/2010)

>   Thị trường ngày 01/09 và góc nhìn từ CTCK (31/08/2010)

>   “Ẩn số” thị trường sau đợt nghỉ lễ (31/08/2010)

>   UPCoM-Index tăng lên sát mốc 50 điểm (31/08/2010)

>   Ám ảnh thoái vốn (31/08/2010)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật