Thứ Năm, 01/07/2010 15:32

Thống đốc ngân hàng “sẽ tìm hiểu về sàn bạc”

Khi nghe phản ánh về việc một số nhà đầu tư đang được mời chào đầu tư bạc qua tài khoản tại một số điểm trước đây là sàn vàng, thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu khẳng định sẽ tìm hiểu về vấn đề này. “Nếu ai có tài liệu liên quan thì gửi đến Ngân hàng Nhà nước để có cơ sở xác minh, bởi đây là vấn đề mang tính pháp lý”, thống đốc nói.

Xuất hiện sàn bạc giống sàn vàng

Trong khi ngân hàng Nhà nước "sẽ tìm hiểu", thì nhiều nhà đầu tư tỏ ra lo ngại về sự hợp pháp, độ an toàn của các hoạt động giao dịch này.

Kém cỏi

Theo TS. Nguyễn Đình Cung, phó viện trưởng viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương: “Nếu không hợp lý, sàn bạc đã tự chết. Thực tế, bạc không được như vàng, vì nó không phải là công cụ thanh toán, tích trữ. Chính vì vậy, sự ra đời của sàn bạc chỉ là phương thức đầu tư ngắn hạn. Tuy nhiên, sự ra đời của sàn bạc đã thể hiện sự kém cỏi trong quản lý của Nhà nước”.

Ông Cung cho rằng, cơ chế của thị trường là tự hình thành, trong quá trình hoạt động, nếu có những mâu thuẫn phát sinh, bất hợp lý thì Nhà nước sẽ can thiệp vào. Sàn vàng là một minh chứng. Theo ông, hoạt động của các sàn giao dịch vàng đã là bài học cho các nhà đầu tư bởi nếu Nhà nước không can thiệp, chắc gì chúng đã tồn tại được? Những kiểu kinh doanh như vậy giống như con lắc, cứ lắc đi lắc lại và nhà đầu tư sẽ tự rút ra bài học cho bản thân để tránh những thiệt hại.

Còn theo TS. Cao Sỹ Kiêm, phó Chủ tịch hội đồng tư vấn chính sách tiền tệ Quốc gia, việc mở sàn bạc thực chất là một kiểu kinh doanh lách luật tương tự như sàn vàng. Do luật pháp chưa có quy định, không cấm nên họ cứ mở. Khi nào nhà nước can thiệp bằng cách đóng cửa thì họ lại tìm hướng khác.

Mặc dù, kiểu kinh doanh lách luật như vậy khó tồn tại được lâu nhưng những người làm kinh doanh lại rất thích bởi tính mạo hiểm và siêu lợi nhuận của nó.

Tuy nhiên, một số chuyên gia nhận định, việc mở ra sàn bạc sẽ không thu hút được nhiều nhà đầu tư như sàn vàng. Tiến sĩ Cao Sĩ Kiêm nói: “Mặc dù sàn bạc mới, chưa có con số thống kê tài khoản nhà đầu tư, nhưng chắc chắn sàn bạc sẽ không thu hút được nhiều sự tham gia của nhà đầu tư”.

Nguyên nhân chính, theo ông, là do bạc không có tính năng thanh toán như vàng (bởi vàng có thể xem là tiền). Hơn nữa, việc đóng cửa sàn vàng cũng khiến nhà đầu tư lo ngại sẽ có kết quả tương tự cho sàn bạc.

Vì vậy, theo TS. Kiêm, sàn bạc sẽ không tác động nhiều đến thị trường và nền kinh tế. “Cứ để cho sàn bạc hoạt động, chưa nên can thiệp, tác động vội”, ông Kiêm nói.

Không thể chỉ can thiệp hành chính

Không cùng quan điểm trên, tiến sĩ Nguyễn Đại Lai, chuyên gia ngân hàng cho rằng, rất có thể, việc mở sàn bạc chỉ là một cách thay đổi hình thức kinh doanh, có thể một phần hàng hóa được thay đổi, còn một phần được giữ nguyên và trá hình. Vì vậy, cơ quan quản lý nhà nước cần phải sớm thanh tra, giám sát.

Các chuyên gia đều thống nhất cao rằng, cần có khung pháp lý cho hoạt động của các sàn giao dịch hàng hoá, bởi đây là hoạt động rất phổ biến trên thế giới.

“Hơn nữa, nếu không muốn có những hình thức kinh doanh này, cơ quan quản lý nhà nước phải phát tín hiệu sắp tới hoạt động này sẽ bị khống chế hoặc chấm dứt”, TS. Lai nói. Theo ông, vấn đề đặt ra ở đây là quản lý như thế nào để khi sàn bạc bị đóng cửa thì không còn những kiểu sàn khác ra đời như sàn đồng, sàn chì… .

Một chuyên gia khác, tiến sĩ Nguyễn Đức Thành, giám đốc Trung tâm nghiên cứu Kinh tế và Chính sách, đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, nếu chỉ áp dụng các giải pháp hành chính thì không hiệu quả. “Trước mắt, có thể đánh thuế trên các giao dịch của khách hàng”, ông Thành kiến nghị.

Một giải pháp được coi là hữu hiệu là dùng giải pháp kỹ thuật như không cho phép nhà đầu tư thanh toán đối ứng qua USD (một dạng có điều kiện với thanh toán ngoại tệ). Với giải pháp này thì các công ty mở sàn giao dịch sẽ không hoạt động được.

Song giải pháp này lại vấp phải sự phản đối bởi đó chính là một dạng biện pháp hành chính. “Không thể cấm như vậy được, vì nó không phù hợp với thông lệ thanh toán quốc tế”, TS. Kiêm cho biết. Ông giải thích, thay biện pháp hành chính này bằng một biện pháp hành chính khác thì hiệu quả mang lại cũng vẫn như vậy thôi.

Minh Huệ

Sài Gòn tiếp thị

Các tin tức khác

>   Cụ thể hoá hành vi gian lận trong lĩnh vực tài chính (30/06/2010)

>   Hợp tác về kiểm toán giữa Việt Nam-Tây Ban Nha (28/06/2010)

>   Cốt lõi của tăng trưởng bền vững (28/06/2010)

>   Nâng cao vai trò các tổ chức tài chính quốc tế (28/06/2010)

>   "Không có cơ sở nói doanh nghiệp đang gom USD" (24/06/2010)

>   Các tập đoàn, tổng công ty phải công khai tài chính (24/06/2010)

>   Thông điệp của Thống đốc (24/06/2010)

>   VN thành công nhất về dự án tài chính nông thôn (23/06/2010)

>   Phát triển nền tài chính điện tử đến năm 2015 (22/06/2010)

>   Ngưỡng an toàn và sự điều tiết (19/06/2010)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật