Thứ Ba, 01/06/2010 00:00

Tổng quan thị trường thép 2010 và dự báo 2011

Trong 3 tháng  của quí I và trải dài đến đầu tháng 4/2010, kinh tế thế giới có những chuyển biến thuận lợi, nhu cầu thép thế giới cũng như trong nước trên đà hồi phục. Sản lượng thép tiêu thụ trong nước bao gồm thép xây dựng và thép công nghiệp tăng  lên đột biến, đặc biệt là thép xây dựng, tăng gấp hơn 3 lần so với tháng 12/2009.

Quý I năm 2010, kinh tế thế giới phục hồi mạnh nhờ việc tiếp tục các chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ,, tạo điều kiện cho các nền kinh tế lớn trên thế giới tăng trưởng, nhu cầu sử dụng thép và nguyên liệu thép thế giới tiếp tục tăng mạnh ( Giá quặng sắt trong các hợp đồng vào thời điểm đầu năm 2010 dự kiến tăng 10 – 25 % so với năm 2009, giá than cốc được ấn định ở mức 300 USD/tấn) trong những tháng đầu năm 2010.

Biểu đồ giá phôi 2010

-Đường màu xanh là giá trung bình nhập khẩu phôi của các DN trong nước

-Đường màu nâu đỏ là giá chào phôi tại các thời điểm trong nước

Nhìn vào biểu đồ cho thấy độ trễ của việc nhập phôi

+ Tháng 1-tháng 5 giá phôi chào tăng vọt lên 670 nhưng giá phôi nhập về vẫn là 516 usd/tấn lúc này các doanh nghiệp sản xuất thép xây dựng được lợi khi giá được điều chỉnh theo giá phôi mới( xem biểu đò thép xay dựng tháng 4-5)

+Tháng5- tháng 8.Lúc này giá phôi chào hạ nhanh xuống dưới 500 usd/tấn nhưng mức phôi nhập về vẫn ở mức trung bình 600 usd/tấn.Lúc này chắc chắn Doanh nghiệp sản xuất thép xây dựng chịu lỗ do giá thép xây dựng giảm sâu.

+ Tháng 8-12 Giá chào cũng thay đổi ít hơn so với giá mua phôi.Giá thép cũng đã được điều chỉnh tăng.Tuy nhiên tỷ giá tăng mạnh làm lợi nhuận của doanh nghiệp sản xuất cũng giảm rất nhiều.

Nhìn chung trong năm 2010 có thể tóm lược diễn ra các giai đoạn như sau:

+Thị trường thép tăng liên tục cho đến hết quí 1 và lên tới đỉnh vào cuối tháng 3 đầu tháng 4.

+Qua tuần thứ 2 của tháng 4 thị trường giảm liên tục  đến cuối tháng điều này cũng tương ứng với giá chào phôi giảm.

+Đầu tháng 7 thị trường tiếp tục đi lên  và tăng đến cuối năm 2010.

II.Thép xây dựng

Trong những tháng đầu năm 2010 sản xuất và tiêu thụ thép tục duy trì ở mức khá cao do nhu cầu xây dựng tiếp tục tăng.Tháng 01/2009: sản xuất thép ước đạt 370.000 tấn, lượng tiêu thụ ước đạt 300.000 tấn, tăng 65% so với cùng kỳ năm 2009.Tháng 02 sản xuất thép ước đạt 250.000 tấn lượng thép tiêu thụ ước đạt 230.000.Lượng thép sản xuất trong tháng 3-4 ước đạt 400.000 -425.000 tấn  mỗi tháng tăng hơn 40% so với cùng kỳ năm ngoái, kèm theo đó lượng thép tiêu thụ cũng tăng lên đáng kể trong 02 tháng này.Lượng thép tiêu thụ tháng 3 ước đạt 450.000 tấn, tuy nhiên tháng 4 lại giảm còng khoảng 320.000-350.000 tấn, ước lượng thép tiêu thụ 4 tháng đầu năm đạt 1,54 – 1,57 triệu tấn, tăng trên 35% so với cùng kỳ năm 2009.

Biểu đồ giá thép xây dựng trong năm 2010.

-Màu xanh thể hiện thép cuộn trơn

-màu đỏ thể hiện thép thanh vằn 295A (satthep.net)

Trong năm 2010, theo biểu đồ giá thép xây dựng, ngay đầu tháng 4 giá thép xây dựng đã bắt đầu đi xuống, và kéo dài đến giữa tháng 06.Tuy trong tháng 4 giảm nhưng lượng tiêu thụ tuy giảm nhưng vẫn còn ở mức cao.Từ tháng 4 đến tháng 6 giá phôi giảm mạnh vì vậy giá thép giảm sâu xuống còn 12,800 vnd/kg.Tuy nhiên sau đó giá chào phôi đã tăng lên gần như  liên tục và tỷ giá đã điều chỉnh tăng, lãi suất ngân hàng khiến giá thép xây dựng tăng theo chiều thẳng đứng lên tới giá 16.200 vnd/kg.Tuy nhiên lợi nhuận của doanh nghiệp thép cũng không tăng mạnh theo giá do chi phí đầu vào tăng cao.

Thị trường thép xây dựng còn có sự cạnh tranh trực tiếp của thép xây dựng nhập khẩu.Trong năm 2010 thép nhập khẩu liên tục theo sát và bám đuổi thép sản xuất trong nước về giá cả và số lượng.Giá luôn bám sát và thấp hơn giá thép xây dựng trong nước từ 500-1000 vnd/kg tuỳ theo thời điểm.Số lượng cũng đang tăng lên do chất lượng, do giá cả được các nhà thầu trong nước chấp nhận ngày càng nhiều hơn.Đây cũng là một sự cạnh tranh ngày càng gay gắt cho thép xây dựng trong nước trong năm 2011

III.Thép công nghiệp (Thép cán nóng, cán nguội, mạ kẽm....)

Kết thúc năm dương lịch 2009 mức giá thép nằm ở mức 9,350VN/kg và ngay tuần thứ 2 của năm 2010 thị trường thép đã có mức tăng giá mạnh mẽ.Nền kinh tế Việt Nam lúc đó đang ở trong giai đoạn hồi phục mạnh mẽ và lạc quan.Gói hỗ trợ lãi suất 4% đã được triển khai và đến lúc phát huy hiệu quả

Biểu đồ giá thép công nghiệp các tuần trong năm 2010.

-Màu xanh thể hiện thép cuộn cán nóng chính phẩm

-Màu đỏ thể hiện thép hình chính phẩm nhập khẩu H,I, U, V  (satthep.net)

Giá thép liên tục tăng trưởng nóng từ 9,350 vnd/kg đến giá 13,050 vnd/kg từ tuần thứ 1 (01/01/2010) đến tuần thứ 17(30/4/2010) của năm 2010. Tăng 3,700 vnd/kg và khoảng gần 30% so với mức giá đầu năm.

Trong giai đoạn này, đặc biệt là phôi thép có sự tăng giá mạnh mẽ từ 500 usd/tấn cho tháng 1-2 và tăng lên đến 610 usd/tấn vào cuối tháng 3.Bước qua, đầu và giữa tháng 4 mức chào giá phôi đã đạt đến mức 670 usd/tấn tăng 70 usd/tấn.Việc tăng này làm tăng các sản phẩm thép công nghiệp thế giới và đã thúc đẩy việc tăng giá các sản phẩm thép công nghiệp trong nước và việc tăng giá gần 30% là điều không tránh khỏi.

Ngay từ đầu năm 2010 gói hỗ trợ lãi suất đã bắt đầu giảm còn 2% và chấm dứt ngừng hỗ trợ vào  quí 1/2010.Tuy nhiên, tác dụng của nó trong việc kích thích nền kinh doanh sản xuất vẫn còn và làm kéo dài việc tăng giá cho đến hết tháng 4.

Có lẽ mức đỉnh của mọi thứ nằm trong tháng 4, giá phôi sau khi chào đạt ở mức đỉnh đã đứng lại trong nửa cuối tháng 4 và đã không duy trì được để cuối cùng giảm xuống mức chào 660 usd, bắt đầu cho việc giảm giá.

Nửa cuối tháng 4 rất nhiều động tác kỹ thuật được các nhà máy, công ty thương mại đưa ra nhằm ổn định tình hình như: Tuyên bố tăng giá vào tháng tới, dự báo tình hình giá tăng, công bố duy trì giá xuất xưởng trong tháng tới........tuy nhiên cũng không chặn được đà tăng giá của thị trường thế giới Thị trường phôi thép thế giới giảm giá kéo dài cho đến giữa tháng 06 đạt mức chào 495 usd/tấn và tăng trở lại ở mức 530 usd/tấn vào cuối tháng 06.Trong tháng 7 không có sự chuyển biến nào đáng kể về chào phôi.Sự tăng trở lại của giá chào phôi thép được hỗ trợ bởi giá các nguyên liệu đầu vào phế, quặng cùng tăng, các nhà máy đã giảm lượng hàng tồn sau kỳ bảo dưỡng máy móc, cũng như các tín hiệu khả quan từ các nhu cầu trên thế giới.

Giá thép trong nước cũng đạt mức đỉnh trong tuần cuối của tháng 4 và bắt đầu tháng 5/2010 giá thép công nghiệp bắt đầu giảm từ tuần 18 cho đến tuần thứ 26 (cuối tháng 6/2010).Như vậy, trong 2 tháng giá thép đã giảm từ 13.050 xuống còn 11.650 vnd/kg, mức giảm khoản 1400 vnd/kg.Sau đó trong 4 tuần tiếp theo giá thép tiếp tục duy trì ở mức 11.800 vnd/kg.

Nguyên nhân của việc giảm này cho, giá phôi chào của thế giới giảm, cộng với việc tăng giá quá nóng của ngành thép dẫn đến nhu cầu giảm, các doanh nghiệp đã không vay được gói hỗ trợ lãi suất .Tất cả nhưng điều  trên làm cho nhu cầu trong nước giảm thấp và các doanh nghiệp buộc phải giảm giá bán để trả nợ ngân hàng.Trong giai đoạn này thị trường đang ở giai đoạn hết sức trầm lắng và đầy nguy cơ lo lắng về tình trạng tiêu thụ.

Bắt đầu từ tháng 8, với sự tăng trở lại của phôi thép, thị trường thép công nghiệp trong nước bắt đầu bắt nhịp tăng của thế giới.Giá các nguyên liệu thô(quặng, phế, than đá....) do các công ty tăng giá, các chính phủ tăng thuế xuất khẩu nhằm chặn dòng tài nguyên thép thô chảy ra nước ngoài, từ cuối tháng 6 đã tăng hỗ trợ cho việc tăng giá các sản phẩm thép công nghiệp và thép phô tuy rất chậm.Thị trường thép Trung Quốc lúc đó tuy còn rất ảm đạm, do chính sách kềm hãm bất động sản, phát triển kinh tế..... nhưng cũng đã xuất hiện nhưng tín hiệu cho thấy sự tăng giá trở lại.Trung Quốc cũng không thể nằm ngoài quy luật khi họ là nuớc sản xuất thép lớn nhất thế giới nhưng cũng là nước nhập khẩu lớn nhất.Trung Quốc rõ ràng phải chịu sự chi phối về giá các nguyên liệu thô.Đây là giai đoạn giằng co của Trung Quốc và các nhà cung cấp nguyên liệu thô về giá cả.Giá chào phôi về Việt Nam tăng mạnh mẽ trong tháng 8 và đạt 610 usd/tấn.Ngay lập tức thị trường trong nước đã phản ứng tăng 900 vnd/kg trong vòng 1 tháng đạt 12.700 vnd/kg vào tuần cuối của tháng 8.

Sau mức tăng ngoạn mục của tháng 8, sự tăng giá phôi đã ngừng  và trong tháng 9 đã chào giảm xuống còn 590usd/tấn giảm 30 usd so với cuối tháng 8 và tiếp tục giảm 30 usd còn lại 560 usd/tấn vào giữa tháng 10.Thị trường trong nước cũng đã có sự điều chỉnh giảm giá nhẹ từ 12.800 vndkg ở đầu tháng 9 và kéo dài giảm đến giữa tháng 10 xuống còn 12.400 vnd/kg.Sự giảm này cho thấy sau khi đã tăng giá quá nhanh thì cần phải có thơi gian để thị trường chấp nhận.Tuy nhiên cộng với nhu cầu yếu trải dài trong quí 3 đã làm thị trường giảm lại một ít.

Vào giữa tháng 10 giá chào phôi bật trở lại và kéo dài cho đến hết tháng 12.Giá phôi tại thời điểm viết bài đã chào đến mức 630 usd.tấn.Thị trường trong nước cũng đã tăng theo giá phôi.Tăng từ giá 12.400 giữa tháng 10 để đạt đến mức giá 14.3 vào tuần thứ 3 của tháng 12/2010.

Trong giai đoạn này, ngoài giá phôi chào tăng có lẽ nguyên nhân chủ yếu và quan trọng nhất trong việc tăng giá thị trường thép chính là sự yếu đi của đồng tiền Việt Nam so với đồng USD.Tỷ giá VND/USD  liên tục điều chỉnh tăng trên thị trường tự do từ mức 19.600 vnd/usd lên đến mức 21.700 vnd/usd và hiện tại dao động xung quanh 21.000 vnd/kg.Tỷ giá tăng làm cho giá thành thép trên /kg tăng lên .Ngoài thị trường đã điều chỉnh tăng giá tuy nhiên mức tăng không theo kịp với thiệt hại do tỷ giá mang lại.Các doanh nghiệp thép vẫn chịu thiệt hại to lớn.Thị trường quá ảm đạm khiến cho sự tăng giá không được hỗ trợ.Lãi suất tăng vọt vào những tháng cuối năm khiến cho chi phí lên giá thành càng tăng.Lãi suất còn làm cho nhu cầu vốn đã yếu ớt lại càng giảm hơn nữa.

Nhìn chung lại năm 2010 là một năm đầy khó khăn của ngành thép.Ngoại trừ 4 tháng đầu năm nhu cầu, giá cả có vẻ khởi sắc hơn một chút.Những tháng về sau thị trường nhu cầu thép  công nghiệp luôn luôn ảm đạm.Hoạt động thị trường tồn tại ở mức rất thấp.Các hoạt động thương mại diễn ra sự mua bán thép giữa các doanh nghiệp là chủ yếu.

Đã có nhưng giai đoạn các doanh nghiệp đánh giá là mức đáy của thị trường, nên tập trung nhập hàng HRC mỏng <3mm về với số lượng quá nhiều.Nên dẫn đến việc bán  dưới giá nhập gây nên thiệt hại rất nhiều cho các doanh nghiệp đó.

Trong những tuần cuối năm 2010, thị trường thép nóng lên với các thông tin về tái xuất, các thông về giá chào phôi tăng lên hàng tuần.Các giá chào quốc tế về Việt Nam liên tục được điều chỉnh và đạt các đỉnh mới.Điều đó khiến cho giá thị trường thép trong nước cũng nóng lên và được điều chỉnh tăng.Tuy nhiên, mức tăng không theo kịp với mức tăng của thế giới.Thị trường đang chào đón sự tăng trưởng cuối năm của ngành thép và sự tăng giá sau tết âm lịch.

Một năm qua đi cũng còn đó nhiều mối lo về sự bất ổn của tỷ giá, lãi suất ngân hàng cao và đối diện với nhu cầu thấp.Các doanh nghiệp thép bước vào năm 2011 với những sự dè dặt nhất định.

1.Qua biểu đồ phôi, thép xây dựng và thép công nghiệp cho chúng ta thấy sự liên quan chặt chẽ giữa các yếu tố này.Thép xây dựng, thép công nghiệp là các sản phẩm sau phôi chịu ảnh hưởng trực tiếp của yếu tố giá phôi nên biểu đồ gần như có sự thay đổi thuận chiều.

2.Các yếu tố ảnh hưởng đến giá phôi:

-Giá phế liệu từ các thị trường cung cấp phế liệu: Giá phế liệu được quyết định bởi các yếu tố như thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, điều kiện thời tiết để khai thác, vận chuyển phế liệu.

-Giá quặng từ khoảng 5 nước cung cấp quặng chủ yếu trên thị trường thông qua các công ty cũng cấp quặng thế giới như BHP,Vale, ...Giá cũng được quyết định bởi các yếu tố như thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, điều kiện thời tiết để khai thác, vận chuyển phế liệu.

-Trong năm 2010 chính phủ các nước có nguồn quặng, phế đã sử dụng các chính sách (nâng thuế xuất khẩu, cấm xuất khẩu...) nhằm hạn chế sự di chuyển của loại tài nguyên này ra nước ngoài(hoặc kiếm thêm lợi nhuận).Điều này làm nguồn cung cho nguyên liệu đầu vào của phôi ngày càng trở nên khan hiếm hơn cũng như đẩy giá lên cao hơn.

-Chính sách bán hàng của các công ty cung cấp quặng đã thay đổi từ giá bán theo năm thành giá bán theo quý và hiện đang muốn áp dụng giá bán theo tháng.Điều này sẽ làm  sự liên thông giữa các yếu tố quặng-phôi-sản phẩm sau phôi trở nên directly(trực tiếp) hơn bao giờ hết.

-Các chi phí đầu vào như giá dầu diesel, giá than cũng làm tăng giá thành phôi.Đặc biệt trong thời gian vừa qua  lũ lụt ở Úc đã làm việc khai thác, vận chuyển than trở nên khó khăn hơn... điều này sẽ làm tăng chi phí sản xuất.

3.Trong năm 2011 các yếu tố trên sẽ ảnh hưởng ngày càng sâu sắc hơn đến các sản phẩm sau phôi, vì vậy người kinh doanh thép cần theo dõi chặt chẽ để chủ động hơn trong kinh doanh.

Giá cả nhiều loại hàng hoá trên thị trường sẽ chịu tác động của một số yếu tố:

+Giá phôi sẽ diễn biến tăng cao làm giá chào các sản phẩm thép HR,CR tăng cao

+tỷ giá sẽ ổn định trong quí 1.Lãi suất cũng sẽ ổn định ở mức này.

Lãi suất cơ bản ở mức cao hơn so với năm 2011 sẽ làm tăng chi phí vốn, ảnh hưởng  tới giá các sản phẩm thép..

4.Các giai đoạn diễn biến của thị trường Việt Nam năm 2011.

+Qua tết âm lịch thị trường thép sẽ tăng cho đến hết quí 1 và có thể sang tháng đầu tiên quí 2 (tháng 4).Mức tăng có thể vượt qua mức đỉnh của năm 2008.

+Sau giai đoạn này thị trường sẽ có động thái điều chỉnh giảm xuống cho đến tháng 7-8/2011.Tuy nhiên mức giảm sẽ không giảm sâu như năm 2008.Do các yếu tố giá quặng, phế đạt mức ngưỡng dưới, cũng như các nước đã có chính sách rõ ràng hơn về các yếu tố này

+Thị trường tiếp tục đi lên  và tăng đến cuối năm 2011.

+Thị trường sẽ diễn biến phức tạp hơn, biến động đột ngột hơn do sự ảnh hưởng một cách trực tiếp hơn từ các yếu tố giá tạo nên sản phẩm sau phôi thép.

Trước mắt thép xây dựng và thép công nghiệp sẽ tăng trong thời gian tới.Mức tăng còn phụ thuộc vào giá phôi.

Hai Thành

Các tin tức khác

>   Thực tế cạnh tranh mới trong ngành thép (28/09/2006)

>   Tổng quan Thép vật chất giao dịch tại SGD hàng hóa VNX (04/08/2011)

>   Tổng quan ngành thép thế giới năm 2010 (20/11/2010)

>   Lá chắn trong biến động giá nguyên liệu (07/09/2011)

>   “Giải mã” tại sao giá hạt tiêu tăng nóng (06/09/2011)

>   Tháng 9, hàng thiết yếu có thể sẽ tăng mạnh (04/09/2011)

>   Điều chỉnh giảm dự báo nhiều loại nông sản xuất khẩu (03/09/2011)

>   TS Alan Phan: "Vàng luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong danh mục đầu tư" (27/08/2011)

>   Các chuyên gia cảnh báo 4 rủi ro từ cơn sốt vàng (19/08/2011)

>   Phó TGĐ PNJ: Cần sự liên thông cho thị trường vàng (17/08/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật