“Giải mã” tại sao giá hạt tiêu tăng nóng
Cho đến ngày 10/8, dù giá tiêu đang ở mức cao nhưng vẫn xoay quanh 110.000 – 115.000 đồng/kg tiêu đen loại xô thì sau đó bất ngờ tăng mạnh và tới hôm nay, 5/9, giá hạt tiêu đen trên thị trường tại một số nơi đã lên 140.000 đồng/kg, gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái.
Tiêu đen tăng khủng
Theo thống kê của hải quan, nửa đầu tháng 8/2011 cả nước đã xuất khẩu được 7.415 tấn hồ tiêu các loại, kim ngạch đạt 45,4 triệu đô la, tăng khá mạnh so với cùng kỳ năm 2010 với mức tăng 125,9% về lượng và 236,1% về giá trị.
Tính lũy kế từ đầu năm đến hết ngày 15/8/2011 xuất khẩu hồ tiêu của cả nước đạt 90.215 tấn với kim ngạch xuất khẩu đạt 499,4 triệu đô la, tăng chỉ 3,5% về lượng (tương đương tăng 3.043 tấn) nhưng lại tăng tới 74,7% về giá trị (tương đương 213,5 triệu đô la) so với cùng kỳ năm ngoái.
Chỉ trong 7 tháng đầu năm kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu của nước ta đã vượt qua mức kim ngạch xuất khẩu 421,6 triệu đô la của cả năm 2010. Nguyên nhân do giá tiêu xuất khẩu tăng mạnh: giá tiêu xuất khẩu bình quân 7 tháng đầu năm đạt 5.499 đô la/tấn tăng 70,4% so với cùng kỳ năm 2010.
|
Giá tiêu tăng mạnh - Nguồn: TL. |
Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất của nước ta: tỷ trọng xuất khẩu 7 tháng đầu năm đạt 22% với khối lượng xuất khẩu đạt 15.170 tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 88,1 triệu đô la, tăng 128,9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ấn Độ và Indonesia – 2 quốc gia trồng và xuất khẩu hồ tiêu lớn cũng đã nhập khẩu một lượng lớn hồ tiêu của nước ta: trong tháng 7/2011, Ấn Độ đã nhập của Việt Nam 1.030 tấn tiêu các loại, đưa tổng khối lượng nhập khẩu 7 tháng đầu năm lên 5.287 tấn với kim ngạch đạt 27,2 triệu đô la. Tương tự như vậy, Indonesia cũng nhập 282 tấn trong tháng 7, nâng tổng khối lượng nhập khẩu tính từ đầu năm lên 877 tấn.
Giá thu mua hồ tiêu nội địa tháng 8 đã tăng tương đối mạnh, thậm chí nhiều nông dân trồng tiêu và doanh nghiệp xuất khẩu tiêu dùng từ “tăng kinh khủng, tăng khủng khiếp” để mô tả về thị trường hạt tiêu trong 20 ngày cuối tháng 8.
Giá tiêu đen từ mức 110-112 ngàn đồng/kg ngày 1/8 tăng lên mức kỷ lục 130-131 ngàn đồng/kg vào ngày 25/8 tương đương mức tăng 18-20%. Sau đó tăng tiếp và hiện 140.000 – 145.000 đồng/kg tùy theo địa phương.
Trong khi đó, giá tiêu đen tăng nhưng thấp hơn nhiều, chỉ 5.000-10.000 đồng/kg và hiện ở mức 160.000-165.000 đồng/kg.
Nguyên nhân khiến giá hạt hồ tiêu nội địa tăng mạnh là do nguồn cung thế giới khan hiếm, giá hồ tiêu trên thị trường thế giới tăng mạnh khiến các doanh nghiệp tích cực mua để đẩy mạnh xuất khẩu. Giá tiêu xuất khẩu ổn định ở mức cao trong tháng 8: giá tiêu đen 500g/l FOB đạt 5.400-5.500 đô la/tấn, tiêu đen 550g/l FOB 5.900-6.000 đô la/tấn, tiêu trắng ở mức 7.900-8.000 đô la/tấn.
Dự báo xuất khẩu hồ tiêu năm 2011 |
Thời điểm |
Khối lượng (tấn)r=15.5 % |
Giá trị USD)r=13,7 % |
Tháng 1*
Tháng 2*
Tháng 3*
Tháng 4*
Tháng 5*
Tháng 6*
Tháng 7*
Tháng 8**
Tháng 9**
Tháng 10**
Tháng 11**
Tháng 12** |
4.693
5.164
16.148
15.219
13.102
15.177
13.168
10.969
8.679
8.197
7.380
7.124 |
23.017.438
24.175.864
80.140.241
83.574.697
76.391.207
87.696.885
78.465.728
70.815.588
60.655.320
59.700.340
55.293.721
54.889.879 |
Cả năm 2011 |
125.021 |
754.816.907 |
Nguồn: Kết quả dự báo của Trung tâm Tin học và Thống kê
Ghi chú: r – Sai số dự báo trong mẫu * Số thực hiện ** Số dự báo | |
Thế giới thiếu hạt tiêu
Theo báo cáo của Hiệp hội Hồ tiêu thế giới (IPC), xuất khẩu hồ tiêu từ 6 nước xuất khẩu chính (Brazil, Ấn độ, Indonesia, Malaysia, Việt Nam và Srilanka) trong 2 quí đầu năm 2011 đạt 123 ngàn tấn , giảm 3% so với mức 126 ngàn tấn cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu từ Brazil, Việt Nam và Srilanka giảm trong khi xuất khẩu từ Ấn độ, Indonesia và Malaysia được ghi nhận tăng so với cùng kỳ năm 2010.
Thị trường hồ tiêu thế giới đang trông đợi vào vụ thu hoạch tới của Indonesia và Brazil để giảm bớt tình hình thiếu hụt. Tuy nhiên, theo báo cáo thì vụ thu hoạch của Indonesia không tốt do ảnh hưởng của sâu bệnh và thời tiết xấu, khối lượng xuất khẩu có thể chỉ đạt 20 ngàn tấn.
IPC nhận định, sản lượng hồ tiêu năm 2011 của Brazil sẽ đạt 27 ngàn tấn, giảm 8 ngàn tấn so với mức dự báo trước đó. Tổng khối lượng xuất khẩu của Brazil 6 tháng đầu năm đạt 13.369 tấn với trị giá 65,2 triệu đô la, giảm 7% về số lượng nhưng tăng 54% về giá trị so với cùng kỳ năm 2010.
Giá hồ tiêu tại sàn Kochi chốt phiên ngày 25/8 giao kỳ hạn tháng 9,10,11,12 lần lượt là 32.879; 33.363; 33.652 và 34.000 rupi/tạ, tăng 330-360 rupi/ tạ so với mức giá tại thời điểm đầu tháng. Tại thị trường châu Âu, giá tiêu đen Ấn Độ giao ngay đạt 7.700 đô la/tấn, tiêu trắng Muntok giao ngay đạt 9.300 đô la/tấn, tăng 100 đô la/tấn so với mức giá đầu tháng 8.
Tại Ấn Độ, giá thu mua hồ tiêu tăng mạnh trở lại sau khi giảm nhẹ vào thời điểm giữa tháng 8, giá tiêu đen nội địa đang ở mức 6.430 đô la/tấn; giá tiêu xuất khẩu đạt 6.760 đô la/tấn, tăng 230 đô la/tấn (tương đương 3,4%) so với thời điểm đầu tháng.
Cùng với xu hướng biến động tăng của giá hồ tiêu thế giới, tại thị trường Indonesia giá tiêu biến động tăng mạnh trong tháng 8 – giá thu mua tiêu đen nội địa ở mức 6.142 đô la/tấn, giá tiêu đen xuất khẩu đạt 6.900 đô la/tấn tăng lần lượt 8,2% và 7,8% so với mức giá đầu tháng, giá tiêu trắng ổn định trong tháng: tiêu trắng nội địa đạt 8.099 đô la/tấn, tiêu trắng xuất khẩu đạt 9.000 đô la/tấn.
Giá còn tăng nữa?
Dự báo trong ngắn hạn, khuynh hướng giá trên thị trường hồ tiêu thế giới sẽ phụ thuộc vào mức dự trữ tại Việt Nam vốn chỉ còn 12.000 -15.000 tấn theo nhiều dự báo và những thông tin về sản lượng thu hoạch hồ tiêu của Brazil vào tháng 9.
Giá hồ tiêu chào bán từ Ấn Độ sẽ chịu sự chi phối bởi giá hồ tiêu chào bán từ Việt Nam và Indonesia trên thị trường quốc tế. Giá hồ tiêu những tháng cuối năm vẫn sẽ ở mức cao vì trong khoảng thời gian từ cuối tháng 10 đến tháng 1/2012 nguồn cung từ các nước như Việt Nam, Brazil, Indonesia không nhiều, do đó không đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ của thế giới.
Hồng Ngọc (Theo Trung tâm tin học và thống kê, Bộ NN-PTNT)
TBKTSG ONLINE
|