Thứ Năm, 04/08/2011 10:50

Tổng quan Thép vật chất giao dịch tại SGD hàng hóa VNX

Trong những năm qua, ngành thép Việt Nam tuy đã được đầu tư đáng kể và đạt được tốc độ tăng trưởng khá cao nhưng hiện vẫn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và thách thức. Trên thực tế, ngành thép Việt Nam vẫn trong tình trạng kém phát triển so với các nước trong khu vực và so với trình độ chung của thế giới.

Giá thép Việt Nam chịu ảnh hưởng trực tiếp từ thị trường thép thế giới. Việt Nam hiện chỉ mới sản xuất được sản phẩm thép dài (thép xây dựng), còn thép dẹt và những sản phẩm thép cao cấp khác vẫn phải nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước.

Ngành thép hiện phải phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu chính là phôi thép, do ngành thép nội địa mới chỉ chủ động sản xuất khoảng 50% lượng phôi phục vụ cho cán thép xây dựng, còn lại vẫn phải phụ thuộc vào thị trường thế giới, đặc biệt là thị trường Trung Quốc.

Tình hình sản xuất  và tiêu thụ

Tính đến tháng 3/2010, năng lực sản xuất của các nhà máy gang thép của Việt Nam như sau: thép cán nguội là 2,5 triệu tấn/năm;  thép cán xây dựng là 7,83 triệu tấn/năm; phôi thép là 5,73 triệu tấn/năm; ống thép hàn là 1,3 triệu tấn/năm và thép lá mạ kim loại là 1,2 triệu tấn/năm. Về trình độ công nghệ, trang thiết bị có thể chia ra 4 mức sau:

- Loại tương đối hiện đại: Gồm các dây chuyền cán liên tục của 2 Công ty liên doanh VINA KYOEI, VPS và một số dây chuyền cán thép mới xây dựng sau năm 2000.

- Loại trung bình: Bao gồm các dây chuyền cán bán liên tục như Vinausteel, NatSteelvina, Tây Đô, Nhà Bè, Biên Hòa, Thủ Đức (SSC) Gia Sàng, Lưu Xá (TISCO) và các công ty cổ phần, công ty tư nhân (Vinatafong, Nam Đô, Hải Phòng v.v...).

- Loại lạc hậu: Bao gồm các dây chuyền cán thủ công mini của các nhà máy Nhà Bè, Thủ Đức, Tân Thuận, Thép Đà Nẵng, Thép miền Trung và các cơ sở khác ngoài Tổng công ty thép Việt Nam.

Chất lượng sản phẩm thép cán xây dựng của Tổng công ty thép Việt Nam và  khối liên doanh nhìn chung không thua kém sản phẩm nhập khẩu. Sản phẩm của các cơ sở sản xuất nhỏ (<20000 T/n), đặc biệt là các cơ sở có khâu luyện thép thủ công chất lượng kém, không đạt yêu cầu.

Hiện nay ngành thép Việt Nam mới chỉ sản xuất được các loại thép tròn trơn, tròn vằn ( 10 - 40mm, thép dây cuộn ( 6 - (10 và thép hình cỡ nhỏ, cỡ vừa (gọi chung là sản phẩm dài) phục vụ cho xây dựng và gia công, sản xuất ống hàn, tôn mạ, hình uốn nguội, cắt xẻ... từ sản phẩm dẹt nhập khẩu. Các sản phẩm dài sản xuất trong nước cũng phần lớn được cán từ phôi thép nhập khẩu, khả năng tự sản xuất phôi thép trong nước còn nhỏ bé, chỉ đáp ứng được khoảng 28%, còn lại 72% nhu cầu phôi thép cho các nhà máy cần phải nhập khẩu từ bên ngoài.

Trong nước chưa có nhà máy cán các sản phẩm dẹt (tấm, lá cán nóng, cán nguội). Chưa có cơ sở tập trung chuyên sản xuất thép đặc biệt phục vụ chế tạo cơ khí. Hiện nay chỉ mới sản xuất 1 số chủng loại thép đặc biệt với qui mô nhỏ ở một số nhà máy cơ khí và nhà máy thép của Tổng công ty thép Việt Nam.

Tổng lượng xuất khẩu thép năm 2009 chỉ đạt trên 571.000 tấn, giảm gần 66% so với năm 2008.

Trong khi đó, năm 2009, Việt Nam đã nhập khẩu gần 6 triệu tấn thép thành phẩm các loại. Ba tháng đầu năm 2010, đã có 1,7 triệu tấn thép thành phẩm nhập vào Việt Nam.

Tổng lượng thép tiêu thụ 7 tháng đầu năm 2010 đạt 2,7 triệu tấn. Trong đó, các sản phẩm thép dài tiêu thụ tăng 18%; tiêu thụ các loại thép khác (thép không gỉ, ống thép hàn, ống thép không hàn, thép chế tạo…) cũng tăng 25%. Riêng sản phẩm dẹt (HRC, CRC, HR sheet, CR sheet và các loại khác) chỉ bằng 84% của cùng kỳ năm 2009.

Sản xuất và tiêu thụ của ngành thép có thể đạt mức tăng trưởng 10-12% trong năm 2010, song Hiệp hội Thép Việt Nam cho rằng để mức tiêu thụ thép (gồm sản xuất trong nước, nhập khẩu, xuất khẩu) đạt được tốc độ tăng trưởng 10-12% năm sẽ là một thách thức rất lớn do việc nhập khẩu các sản phẩm thép ngoại vào thị trường Việt Nam đang có xu hướng tăng đang gây sức ép cho sản phẩm cùng loại sản xuất trong nước, bên cạnh đó, tình hình đầu tư tràn lan, cung đã vượt xa cầu đối với các sản phẩm thép xây dựng, thép cán nguội, ống thép hàn, tôn mạ kim loại và sơn phủ màu sẽ ảnh hưởng đến thị trường tiêu thụ và giá sản phẩm.

Tiêu chuẩn chất lượng thép vật chất giao dịch tại Sở giao dịch VNX

Tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm thép cuộn cán nóng được xác định dựa trên các chuẩn mực ngành, chuẩn mực quốc gia và chuẩn mực ISO quy định. Thông số kỹ thuật của sản phẩm thép cuộn cán nóng sẽ được trung tâm kiểm định của VNX hoặc do VNX chỉ định đánh giá, xác nhận và tính toán dung sai cho phù hợp với điều kiện thực tế và theo quy định của VNX.

Tài chính Việt (tổng hợp)

Các tin tức khác

>   Tổng quan ngành thép thế giới năm 2010 (20/11/2010)

>   Lá chắn trong biến động giá nguyên liệu (07/09/2011)

>   “Giải mã” tại sao giá hạt tiêu tăng nóng (06/09/2011)

>   Tháng 9, hàng thiết yếu có thể sẽ tăng mạnh (04/09/2011)

>   Điều chỉnh giảm dự báo nhiều loại nông sản xuất khẩu (03/09/2011)

>   TS Alan Phan: "Vàng luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong danh mục đầu tư" (27/08/2011)

>   Các chuyên gia cảnh báo 4 rủi ro từ cơn sốt vàng (19/08/2011)

>   Phó TGĐ PNJ: Cần sự liên thông cho thị trường vàng (17/08/2011)

>   Phó TGĐ Petrolimex: Chưa thể giảm giá xăng dầu (09/08/2011)

>   Tân Bộ trưởng Bộ Tài chính: Sẽ làm rõ lỗ lãi của xăng và điện (05/08/2011)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật