Thứ Hai, 14/06/2010 21:57

Nguy cơ chảy máu chất xám tại Hy Lạp

Các chuyên gia cảnh báo, khủng hoảng kinh tế Hy Lạp đang tác động nghiêm trọng tới xã hội nước này. Thị trường lao động trong nước thu hẹp dẫn tới việc ngày càng nhiều người muốn ra nước ngoài làm việc, nhất là tầng lớp trí thức.

Nhiều chuyên gia cảnh báo rằng quá trình này sẽ tăng nhanh chóng mặt khi những người Hy Lạp phải đối mặt với thực tế khắc nghiệt và nạn thất nghiệp gia tăng. Tờ The Wall Street Journal nhắc chúng ta nhớ lại rằng ở đất nước được coi là lâu đời nhất châu Âu , di cư không phải là khái niệm mới: nửa đầu thế kỉ 20 hàng nghìn người đã rời bỏ đất nước để tìm việc làm tại Hoa Kỳ. Sau đó những làn sóng di cư mới tiếp tục được hình thành vào những năm 50, 60.

Các chuyên gia nhấn mạnh mức độ nghiêm trọng của quá trình chảy máu chất xám chậm nhưng liên tục này, đó là khi những trí thức có tư duy tốt nhất đều muốn ra nước ngoài thử vận may. Mặt khác nhu cầu đối với lao động có trình độ cao còn thấp và việc di chuyển giữa các nước lại dễ dàng. Như vậy một phần đáng kể của tầng lớp trung lưu cũng ra đi, tầng lớp có thể là nền tảng kinh tế. Việc này gây ra những hậu quả sâu sắc, đó là về lâu dài Hy Lạp sẽ không thể xây dựng một nền kinh tế hiện đại và có tính cạnh tranh.

Như chúng ta còn nhớ để tránh phá sản nhà nước và để nhận được gói cứu trợ quốc tế khổng lồ (110 tỷ EUR từ ECB và IMF sau những tranh cãi quyết liệt của các quan chức vào ngày 03/05/2010), chính phủ Hy Lạp đã bắt buộc phải đưa ra các biện pháp cứng rắn như cắt giảm lương hưu, lương công chức, tăng thuế, tăng tuổi nghỉ hưu,... và ngưng phần lớn đầu tư phát triển nhà nước - điều có tác dụng tiêu cực đến nền kinh tế.

Theo dự đoán của IMF năm nay nạn thất nghiệp tại Hilạp sẽ tăng lên 11,8% so với 9,4% của năm 2009, đỉnh điểm của nó là 14,8% vào năm 2012.

Wall Street Journal cũng trích dẫn số liệu của chính phủ trong tháng hai, theo đó tỉ lệ thất nghiệp ở độ tuổi 15-24 là 32%.

Nạn chảy máu chất xám chưa thể hiện hết những khía cạnh khắc nghiệt của nó nhưng chắc chắn sẽ xảy ra nếu chúng ta nhìn vào xu hướng thất nghiệp ngày càng tăng.

Đây là vấn đề đau đầu, có lẽ không chỉ đối với các nhà lãnh đạo Hy Lạp

Phan Bình

Tiền Phong

Các tin tức khác

>   Nhà đất ở Úc: Bong bóng có vỡ? (14/06/2010)

>   Công nhân đòi tăng lương: Bước ngoặt của kinh tế Trung Quốc (14/06/2010)

>   Một giờ với tỉ phú Sheldon Adelson (13/06/2010)

>   Ngày 12/06: Điểm tin kinh tế thế giới 24h qua (12/06/2010)

>   Anh phân vân với dự án tàu cao tốc (12/06/2010)

>   Pháp bán hàng nghìn tòa nhà để giảm nợ (12/06/2010)

>   Ngày 11/06: Điểm tin kinh tế thế giới 24h qua (11/06/2010)

>   BP: Trữ lượng dầu mỏ phát hiện trên thế giới tăng (10/06/2010)

>   Địa ốc Trung Quốc tiếp tục “sôi” (10/06/2010)

>   Ngày 10/06: Điểm tin kinh tế thế giới 24h qua (10/06/2010)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật