Thứ Tư, 16/06/2010 22:36

CTCK hút khách bằng đòn bẩy và tin độc

Rất nhiều NĐT khi mở tài khoản tại CTCK đã đặt ra điều kiện tiên tiên quyết là phải được sử dụng đòn bẩy tài chính khi cần.

Ngoài ra, nhiều NĐT mở thêm tài khoản tại CTCK khác để được công ty cung cấp thông tin về việc nhóm này nhóm kia đánh lên cổ phiếu. Đây là nhu cầu của đông đảo NĐT nên các CTCK vì thế phải cố gắng đáp ứng để thu hút khách hàng.

Hiện tại, hầu như CTCK nào cũng cung cấp dịch vụ đòn bẩy tài chính cả ngắn hạn và dài hạn cho khách hàng. Theo nhân viên môi giới của một CTCK, nếu không có yếu tố này, chắc chắn khách hàng sẽ bỏ đi. Ngoài ra, NĐT rất quan tâm đến dịch vụ mua chịu T+3 (được mua chịu chứng khoán trong vòng 3 ngày mà không mất phí).

Thực tế, trong hơn 1 năm qua, những CTCK vươn lên vị trí dẫn đầu là những công ty có thế mạnh trong việc hỗ trợ tài chính cho khách hàng. Nhiều công ty muốn mở rộng thị phần, thu hút khách hàng đã phải dùng chiêu bài đòn bẩy tài chính trước tiên.

Việc hậu thuẫn bơm tiền cho các nhóm môi giới và khách hàng đánh lên cổ phiếu cũng là một trong các hình thức CTCK sử dụng để thu hút, lôi kéo NĐT. Bởi lẽ, chỉ khi mở tài khoản và có giao dịch thì NĐT mới được CTCK tiết lộ thông tin về các cổ phiếu đang hoặc sẽ được làm giá.

Nhưng cũng giống như trước đây, đợt sụt giảm của thị trường vừa qua khiến đòn bẩy tài chính trở thành con dao hai lưỡi, khi các khách hàng sử dụng đòn bẩy cao không kịp bán hàng cắt lỗ. Khách hàng thua lỗ, môi giới cũng thua lỗ. Hệ quả là, một số khách hàng bỏ CTCK, một số môi giới phải bỏ nghề.

Ông Trần Vũ Dương, Phó giám đốc điều hành CTCK Đông Dương cho biết nếu quản lý rủi ro nghiệp vụ đòn bẩy tài chính không tốt, để khách hàng thua lỗ thì khách hàng sẽ bỏ đi. Đông Dương là công ty chuyển chiến lược từ phát triển môi giới chứng khoán OTC trong nhiều năm sang môi giới chứng khoán niêm yết.

“Chúng tôi có dịch vụ hỗ trợ tài chính, có gói ngắn hạn, có gói dài hạn, nhưng tôi cho rằng, đây không phải là điều kiện cơ bản để giữ khách hàng. Cơ sở hạ tầng gồm hệ thống giao dịch tiện ích và chất lượng nhân viên môi giới mới là yếu tố cơ bản để giữ khách hàng lâu dài", ông Dương nói.

Theo ông Dương, song song với dịch vụ đòn bẩy tài chính, Đông Dương đã thiết lập hệ thống quản lý rủi ro, kiểm soát các tài khoản "nóng", các nhân viên môi giới "nóng". Việc giám sát này đảm bảo khách hàng ít bị rủi ro, nhất là khi sử dụng đòn bẩy tài chính và nhân viên môi giới không vì tỷ lệ hoa hồng ăn chia với Công ty mà tư vấn không đúng cho khách hàng.

Ông Nguyễn Thành Chung, Phó tổng giám đốc CTCK Phú Hưng (công ty tập trung phát triển môi giới truyền thống) cũng cho rằng, đòn bẩy tài chính không phải là yếu tố quyết định để mở rộng khách hàng, mà quan trọng là sự tận tâm của môi giới với khách hàng.

"NĐT có khi còn biết nhiều thông tin hơn cả môi giới. Cái họ cần là tiện lợi. Nhiều NĐT của chúng tôi cả tháng trời không cần đến Công ty mà vẫn giao dịch bình thường, mọi việc có môi giới lo hết. Môi giới phải xây dựng được mối quan hệ thân thiết, tin tưởng với khách hàng", ông Chung nói. Hiện Phú Hưng có 200 môi giới chuyên nghiệp và tỷ lệ môi giới phục vụ số khách hàng thuộc hàng thấp nhất thị trường hiện nay.

Giám đốc CTCK An Phát, ông Trần Thiên Hà cho rằng, dịch vụ quan trọng với CTCK là tư vấn đầu tư. Rất khó để tư vấn cụ thể từng mã cổ phiếu, những công ty cần đánh giá tình hình vĩ mô chung để khách hàng có chiến lược đầu tư riêng, phù hợp với từng giai đoạn.

“Nhiều CTCK cung cấp dịch vụ đòn bẩy tài chính với tỷ lệ 1:1, đâu đó có thể có tỷ lệ cao hơn, nhưng lạm dụng đòn bẩy dễ dẫn đến rủi ro cho CTCK. Thị trường có thể rớt rất nhanh và mất thanh khoản. Trong tình huống này, NĐT có thể bỏ hàng (cổ phiếu) cho CTCK, mặc dù họ có tài sản là nhà cửa, tiền gửi ngân hàng..., có khả năng trả nợ", ông Hà cảnh báo.

Thực tế, thời gian qua có không ít CTCK phải gánh rủi ro từ việc sử dụng đòn bẩy tài chính của khách hàng. NĐT bị "cháy" tài khoản đã bỏ của chạy lấy người. CTCK buộc phải ôm cổ phiếu là thứ tài sản thế chấp duy nhất của NĐT.

Ông Chung cho biết, ở nước ngoài, nhiều TTCK có quy định rõ ràng về dịch vụ margin (giao dịch ký quỹ). Căn cứ vào lịch sử tín dụng và tài sản của NĐT mà CTCK cấp một hạn mức tín dụng tương ứng. Và đã có dịch vụ đòn bẩy tài chính thì thường có bán khống đi cùng.

Theo ông Chung, việc thiếu quy định pháp lý về dịch vụ này ở Việt Nam cũng là một rủi ro cho các CTCK. Phú Hưng đã xác định, lượng tài chính cung cấp đòn bẩy hợp lý cho NĐT là không quá 70% vốn điều lệ của Công ty.

Nhiều ý kiến cho rằng, việc CTCK lạm dụng công cụ đòn bẩy tài chính để lôi kéo khách hàng nhằm làm tăng thị phần có thể đem lại lợi ích, tiếng tăm trước mắt, nhưng tiềm ẩn rủi ro cao. Rất có thể một số cổ phiếu cầm cố bị NĐT bỏ lại vẫn treo đâu đó trong bảng cân đối tài sản của CTCK mà không thể bán ra.

Thành Nam

ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN

Các tin tức khác

>   Khai giảng khóa học Phân tích tài chính ngày 23/06 tại TPHCM (17/06/2010)

>   Dragon Capital và Sacombank (16/06/2010)

>   UBCK lấy ý kiến dự thảo hướng dẫn mua chứng khoán ký quỹ (16/06/2010)

>   1,001 kiểu… “phím hàng”! (16/06/2010)

>   Chọn cổ đông chiến lược, nhìn từ CAN (16/06/2010)

>   Nhà đầu tư chưa có nhiều thông tin về quỹ mở (15/06/2010)

>   Đối tác nước ngoài muốn mua 20-25 triệu USD trái phiếu CII (15/06/2010)

>   PXS chế tạo tổ hợp Chân đế - Khối thượng tầng giàn khai thác dầu khí lớn nhất VN (15/06/2010)

>   Kỳ vọng sức bật cổ phiếu họ Sông Đà (15/06/2010)

>   Xử phạt vi phạm hành chính 25 triệu đồng đối với TMC (15/06/2010)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật