Thứ Ba, 01/06/2010 07:18

Chuyện tình “một chỉ vàng” và trò phù phép chứng khoán Penny

Điều đáng nói pháp luật về chứng khoán dự trù hành vi này và muốn tạo nên vòng cương toả đối với hành vi trục lợi bất chính như nói trên thực tế quá khó khăn. Các nhà đầu tư chưa đòi được vạ thì má đã sưng mất rồi.

Từ chuyện tình "một chỉ vàng".....

Xin kể một câu chuyện mang tính chất "ngụ ngôn" thâm thúy: Trong vùng nọ có một tiệm vàng rất lớn. Ông chủ tiệm vàng có một cô con gái xinh đẹp. Một anh nhà nghèo nhưng khôn ngoan rất muốn làm thân với cô gái, mà không biết bằng cách nào. Cuối cùng anh nhà nghèo quyết định đến tiệm vàng mua 1 chỉ vàng. Đều đặn ngày nào anh nhà nghèo cũng đến và mua 1 chỉ vàng.

Cô gái con ông chủ tiệm vàng thấy lạ lắm. Sau một thời gian anh này cũng làm quen được với cô gái. Cô gái hỏi làm gì mà ngày nào cũng mua 1 chỉ vàng thế. Anh nhà nghèo trả lời đó là tiền làm được trong ngày của anh, mua vàng để dành để cưới vợ. Cô gái nhà giàu dần dà đem lòng yêu anh chàng và sau đó nhận lời kết hôn của anh nhà nghèo, vì nghĩ anh này hiền lành lại có nghề nghiệp ổn định (!)- vì ngày nào cũng mua được 1 chỉ vàng cơ mà.

Cưới nhau xong cô gái mới hỏi anh nhà nghèo: Tiền của anh đâu hết rồi? Anh này nói làm gì có. Cô gái hỏi vậy anh lấy tiền đâu mà ngày nào cũng mua 1 chỉ vàng? Anh trả lời: "Buổi sáng anh mua 1 chỉ vàng ở tiệm của em, ngay sau đó anh đem sang tiệm kế bên bán". Như vậy, thực chất anh này chỉ phải trả một khoản tiền rất nhỏ cho chênh lệch giữa giá bán và giá mua mà thôi.

Đổi lại khoản "tình phí" ranh mãnh này, anh nhà nghèo cưới được cô vợ con nhà giàu.

...Đến trò "phù phép" chứng khoán Penny

Chứng khoán Penny là loại chứng khoán ngược với chứng khoán Blue-chips. Thông thường loại chứng khoán này tính thanh khoản rất yếu. Nói một cách đơn giản loại chứng khoán Penny rất ít người mua. Như một hệ quả, nhà đầu tư rất ít khi quan tâm đến loại chứng khoán này. Tuy vậy, theo diễn biến trên thị trường chứng khoán trong thời gian gần đây, đã xuất hiện những toan tính không lành mạnh nhằm trục lợi bất chính từ loại chứng khoán Penny.

Qui luật cung cầu là yếu tố quyết định đến giá của chứng khoán trên sàn. Để nâng giá của chứng khoán Penny, việc đầu tiên cần làm là phải nâng cao tính thanh khoản của chứng khoán. Thủ thuật "phù phép" chứng khoán Penny cũng tương tự như câu chuyện mối tình "1 chỉ vàng" của anh nhà nghèo.

Theo đó, những người nắm giữ loại chứng khoán này sẽ tiến hành mua bán một cách giả tạo chứng khoán này với nhau. Ví dụ A, B, C là những người đang có ý định thao túng chứng khoán Penny. Theo đó, A, B, C sẽ cùng đặt lệnh mua và bán chính chứng khoán của mình nắm giữ với nhau.

Thông qua việc liên tục mua bán liên tục trong nội bộ ba người này như thế, đồng nghĩa với việc các nhà đầu tư này đã "phù phép" để các nhà đầu tư khác nhầm tưởng rằng loại chứng khoán này đang được mua bán một cách liên tục (tính thanh khoản cao). Chi phí duy nhất mà nhà đầu tư phải bỏ ra là khoản phí rất nhỏ cho các công ty chứng khoán. Chi phí này cũng tương tự như việc anh nhà nghèo chịu lỗ trong giao dịch mua và bán 1 chỉ vàng trong cùng một ngày.

Mặt khác, thực tế trên bảng điện tử thì chỉ có 3 mức giá chào mua tốt nhất và chào bán tốt nhất hiện lên. Do vậy, các nhà đầu tư khác không biết giá trị thật của các giao dịch chứng khoán Penny đang bị làm giá là bao nhiêu. Qua đó, thái độ của nhà đầu tư về loại chứng khoán này sẽ khác hẳn. Cụ thể, trước khi thực hiện hành vi, chứng khoán này chỉ là loại chứng khoán giá thấp. Sau khi được "phù phép" các nhà đầu tư thấy một chứng khoán khác hẳn, tính thanh khoản cao (vì được giao dịch liên tục), giá rất hấp dẫn (vì bảng điện tử chỉ hiện 3 mức giá chào mua tốt nhất và chào bán tốt nhất).

Đến đây chu trình "lột xác" cho chứng khoán Penny đã hoàn thành. Sự lột xác này cũng như anh chàng nhà nghèo trở thành "đại gia" trong mắt cô gái con ông chủ tiệm vàng kia. Khi các nhà đầu tư  đặt lệnh mua loại chứng khoán Blue-chips được giải phẫu cũng là lúc những người thực hiện hành vi này trục lợi bất chính từ chu trình "phù phép" này.

Vòng cương toả còn quá... khó khăn

Về nguyên tắc mọi hành vi thao túng thị trường chứng khoán nhằm trục lợi bất chính đều bị pháp luật cấm. Cụ thể theo Nghị định 36/2007/NĐ-CP ngày 08/03/2007 về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán thì với hành vi thông đồng trong giao dịch chứng khoán nhằm tạo ra cung, cầu giả tạo, người thực hiện hành vi này có thể phải đối mặt với mức phạt từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với tổ chức đầu tư chứng khoán. Ngoài ra người thực hiện hành vi còn có thể bị tịch thu toàn bộ số thu nhập có được từ việc thao túng giá này.

Về mặt lí thuyết, hình thức xử  lí như vậy là rất nghiêm. Nhưng trên thực tế, để khẳng định nhà đầu tư có tham gia vào quá trình thao túng giá trên thị trường chứng khoán hay không thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải chứng minh.

Chỉ khi nào cơ quan có thẩm quyền chứng minh được một cách rõ ràng thì mới có thể áp dụng các biện pháp xử phạt như vừa được đề cập ở trên. Việc chứng minh có sự  vi phạm như trên là rất phức tạp. Điều đáng nói pháp luật về chứng khoán dự trù hành vi này và muốn tạo nên vòng cương toả đối với hành vi trục lợi bất chính như nói trên thực tế quá khó khăn. Các nhà  đầu tư chưa đòi được vạ thì má đã sưng mất rồi.

Do vậy, cách tốt nhất nhằm tránh những thiệt hại từ các trò phù phép chứng khoán Penny là nhà đầu tư phải nghiên cứu thật kĩ các thông tin về công ty niêm yết mà mình muốn đầu tư, trước khi nhờ đến sự can thiệp của pháp luật, với các biện pháp chế tài của nhà nước.

Phạm Hoài Huấn

Tuần Việt Nam

Các tin tức khác

>   Thận trọng với cổ phiếu nhỏ (01/06/2010)

>   Cần một cái nhìn công bằng! (31/05/2010)

>   Tháng Sáu: Xu thế giằng co và cơ hội tích lũy (31/05/2010)

>   HBS ra mắt phần mềm giao dịch mới HBS – Tong Yang (31/05/2010)

>   Danh sách công ty đại chúng tính đến 28/05 (31/05/2010)

>   Giải đáp các câu hỏi còn bỏ ngỏ tại hội thảo PTKT (31/05/2010)

>   Chứng khoán đảo chiều bất ngờ: Có nên tiếc? (31/05/2010)

>   SPM: Kỳ vọng lợi nhuận đột biến từ bất động sản và khai thác mỏ (31/05/2010)

>   Đến lúc sang Mỹ gọi "đô" (31/05/2010)

>   Thị trường tuần 31/05 – 05/06 và góc nhìn từ CTCK (30/05/2010)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật