Thứ Năm, 10/06/2010 19:35

Ba bài học từ sự phục hồi của châu Á

Stephen Roach, Chủ tịch Morgan Stanley tại châu Á, cho rằng châu Á đã rất thành công vượt qua cuộc khủng hoảng toàn cầu 2008-2009 và nêu 3 bài học từ sự phục hồi này.

Thứ nhất, châu Á đã rút ra được những bài học hữu ích từ cuộc khủng hoảng khu vực năm 1997-1998.

Cuộc khủng hoảng khi đó chủ yếu là do châu Á dễ gặp nguy hiểm vì sự thay đổi của dòng vốn quốc tế. Thiếu dự trữ ngoại tệ, quá phụ thuộc vào nợ nước ngoài ngắn hạn và cố định tiền tệ một cách cứng nhắc, châu Á gặp rất nhiều khó khăn khi các dòng tiền nóng bắt đầu tháo chạy (ở Thái Lan, Indonesia, Hàn Quốc, Đài Loan…). Ngược lại, cuộc khủng hoảng 2008-2009 tác động chủ yếu đối với châu Á là sự thay đổi nhu cầu bên ngoài.

Trong năm 2009, khối lượng thương mại toàn cầu giảm 11,8% đã tác động mạnh đến khu vực phát triển theo định hướng xuất khẩu này. Và hậu quả là không nền kinh tế nào trong khu vực không bị suy thoái (Nhật Bản, Đài Loan, Malaysia, Thái Lan) hay phát triển chậm lại (Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc).

Tuy nhiên, do dự trữ ngoại tệ của châu Á tăng lên trong khoảng thời gian giữa 2 cuộc khủng hoảng (từ mức 1.000 tỷ USD năm 1998 lên gần 5.000 tỷ USD năm 2009) đã bảo vệ khu vực này trước sự thay đổi tài chính đột ngột sau khi Lehman Brothers ở Mỹ phá sản.

Bài học thứ hai là yếu tố Trung Quốc. Trung Quốc là một quyền lực trung tâm mới của châu Á và sự chuyển đổi đó diễn ra nhanh một cách bất ngờ. Trung Quốc đã trở thành một lực lượng kinh tế lớn của khu vực và trong 10 năm qua, các nền kinh tế xuất khẩu như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan đều đã phải định hướng lại thị trường xuất khẩu của mình.

Trước đây thị trường xuất khẩu lớn nhất của các nền kinh tế này là Mỹ, nhưng hiện tại lại là Trung Quốc. Điều này đã đẩy châu Á vào vị thế bị hạn chế, ngày càng phụ thuộc hơn vào Trung Quốc để duy trì tăng trưởng. Tuy vậy, không được đánh giá thấp những thách thức của Trung Quốc như bong bóng bất động sản và tín dụng, áp lực liên quan đến vấn đề lao động.

Hy vọng Trung Quốc sẽ đưa ra sự thay đổi chính sách nhằm vào kích thích tiêu dùng trong kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm lần thứ 12 giai đoạn 2011-2016. Sự thay đổi đó sẽ mang lại một sức đẩy cho các nền kinh tế cung cấp hàng hoá cho Trung Quốc ở Đông Á như Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan.

Thứ ba, châu Á không được ảo tưởng rằng đã đối phó tốt với cuộc khủng hoảng là mình đã phát hiện ra một chân lý kinh tế thịnh vượng. Trong một thế giới ngày càng phức tạp và gắn kết, những khó khăn luôn biến đổi khôn lường. Cuộc khủng hoảng 2008-2009 rất khác với cuộc khủng hoảng 1997-1998. Do đó, châu Á cũng phải chuẩn bị sẵn sàng cho một cuộc khủng hoảng khác nếu xảy ra trong tương lai.

Cuối thập niên 1990, xuất khẩu chỉ chiếm khoảng 35% GDP của các nước đang phát triển ở châu Á. 10 năm sau, tỷ lệ này đã tăng lên 45%. Khu vực này đã trở nên phụ thuộc nhiều hơn vào xuất khẩu đúng lúc cuộc khủng hoảng 2008-2009 làm giảm nhu cầu của Mỹ và châu Âu một cách lâu dài.

Trong bối cảnh đó, châu Á lại phải điều chỉnh chuyển sang dựa nhiều hơn vào các thị trường nội địa. Vấn đề cấp bách hậu khủng hoảng đối với châu Á bây giờ là phải kích thích tiêu dùng cá nhân – điều rất khác so với hậu khủng hoảng 1997-1998./.

Nguyễn Chiến

CHÍNH PHỦ

Các tin tức khác

>   Sơ lược kinh tế Mỹ những tháng đầu năm 2010 (10/06/2010)

>   Ngân hàng Thế giới cảnh báo nguy cơ suy thoái kép (10/06/2010)

>   "Kinh tế Mỹ vẫn tăng trưởng tốt" (10/06/2010)

>   IMF: Khủng hoảng nợ châu Âu có thể gây hiệu ứng dây chuyền (10/06/2010)

>   Hàn Quốc: Tình trạng thất nghiệp được cải thiện đáng kể (09/06/2010)

>   Góc khuất Nam Phi đằng sau sự kiện World Cup (09/06/2010)

>   World Cup gây thiệt hại kinh tế Anh tới 1 tỷ bảng? (09/06/2010)

>   Nợ công của Mỹ sắp vượt quá GDP (09/06/2010)

>   Trung Quốc: Mức tăng trưởng đỉnh không đủ để ngăn lạm phát (09/06/2010)

>   Kinh tế Brazil tăng trưởng cao nhất trong 14 năm (09/06/2010)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật