Thứ Tư, 09/06/2010 16:46

Trung Quốc: Mức tăng trưởng đỉnh không đủ để ngăn lạm phát

(Vietstock) - Kinh tế Trung Quốc nhiều khả năng chạm đỉnh trong quý I/2010 và điều này có thể làm gia tăng sự chống đối dành cho việc tăng lãi suất thậm chí khi lạm phát leo thang.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) có thể tăng vọt 3%, chạm mức trần mục tiêu năm 2010 sau khi tăng 2.8% trong Tháng 4, theo dự đoán trung bình của 32 nhà kinh tế trong cuộc khảo sát của Bloomberg trước khi số liệu này được chính thức công bố vào ngày 11/06 tới.

Ngược lại, tốc độ tăng trưởng tín dụng, đầu tư và sản lượng công nghiệp có thể chậm lại trong tháng vừa qua.

Theo nhận định của chuyên gia kinh tế người Trung Quốc, Qu Hongbin, thuộc HSBC Holdings Plc tại Hồng Kông thì đã xuất hiện một số dấu hiệu giảm nhiệt, nhưng nền kinh tế vẫn đứng trước nguy cơ tăng trưởng nóng và lạm phát vẫn là một rủi ro lớn.

Theo ông Qu, điều mà Trung Quốc thực sự cần để ngăn chặn lạm phát leo thang cao chính là tốc độ tăng trưởng chậm hơn.

Đà phục hồi mạnh mẽ sau khi thoát khỏi suy thoái của Trung Quốc đã khiến giá cả tiêu dùng tăng cao. Đặc biệt, động thái tăng lương trong tháng vừa qua của Foxconn Technology Group và việc nâng mức lương tối thiểu của Honda Motor Co. khiến áp lực ngày càng leo thang.

Cùng lúc, chính quyền của Thủ tướng Ôn Giao Bảo đã cam kết duy trì các chính sách kích thích kinh tế trong thời điểm hiện nay khi khủng hoảng nợ châu Âu đang de dọa đến đà phục hồi của nền kinh tế. 

Mang thái độ “chờ đợi”

Các nhà làm chính sách chắc chắn sẽ giữ thái độ “chờ đợi” và nhiều khả năng không áp dụng thêm các biện pháp thắt chặt trong ngắn hạn, trích nhận định của hai nhà kinh tế tại chi nhánh Hồng Kông của Goldman Sachs Group.

Nền kinh tế vẫn chưa phục hồi bền vững, nhất là nhu cầu nội địa, do đó phải duy trì đà tăng trưởng của lĩnh vực chi tiêu tiêu dùng. Khủng hoảng nợ công và các rào cản thương mại sẽ tác động mạnh đến tốc độ tăng trưởng kinh tế, nội dung thông báo ra ngày 08/06 của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (POBC).

Bên cạnh việc duy trì lãi suất kỳ hạn một năm bằng với các mức trong khủng hoảng là 5.31% đối với các khoản vay tín dụng và 2.25% đối với các khoản tiền gửi, Trung Quốc đã giữ đồng Nhân dân tệ (NDT) ở mức 6.83 NDT/USD từ Tháng 7/2008 đến nay.

Theo nhận định của Ngân hàng Hoàng gia Scotland thì những nhà đầu tư nắm giữ các hợp đồng tương lai Nhân dân tệ có thể bắt đầu tin tưởng rằng đồng tiền này sẽ giảm so với đồng USD trong năm tới khi đồng EUR lao dốc.

Quốc gia này có thể không áp dụng bất kỳ chính sách nào trong vòng 2-3 tháng tới trong lúc các quan chức đang theo dõi sát khủng hoảng nợ và tác động của các biện pháp hà khắc nhằm ngăn chặn hoạt động đầu cơ bất động sản trong nước.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế khiêm tốn từ mức 11.9% trong quý I có thể giúp Trung Quốc chặn đứng được nguy cơ bùng bổ của nền kinh tế lớn thứ ba thế giới.

Được biết, chỉ số Shanghai Composite từ đầu năm đến nay giảm 23% và là thị trường điều chỉnh mạnh nhất tại châu Á, một phần do mối quan ngại rằng chính phủ sẽ siết chặt chính sách quá mạnh.

Tín dụng, đầu tư và sản lượng công nghiệp tăng trưởng chậm lại

Loạt số liệu kinh tế trong tuần này có thể cho thấy hiệu quả từ các nỗ lực của chính phủ nước này.

Cụ thể, tổng giá trị các khoản vay mới lên tới 600 tỷ NDT trong Tháng 5, giảm so với mức 774 tỷ NDT trong Tháng 4. Dòng cung tiền M2 tăng trưởng 21% so với cùng kỳ năm ngoái, mức thấp nhất trong vòng 15 tháng qua.

Lần đầu tiên trong gần một năm qua, tốc độ tăng giá bất động sản chậm lại. Cụ thể, đà tăng trong Tháng 5 đạt 12%, giảm so với mức cao kỷ lục 12.8% trong tháng trước.

Sản lượng công nghiệp Tháng 5 có thể tăng 17% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn so với mức tăng 17.8% trong Tháng 4.

Hoạt động đầu tư tài sản cố định thành thị từ Tháng 1- Tháng 5 ước tăng 25.7%, thấp hơn so với mức 26.1% trong 4 tháng đầu năm.

Kim ngạch xuất khẩu, công bố vào ngày mai 10/06, tăng 32% so với cùng kỳ năm ngoái, đánh dấu tháng gia tăng thứ 6 liên tiếp. Trong khi đó, nhập khẩu tăng tới 45%, do vậy thặng dư thương mại đạt 8.2 tỷ USD.

Theo nhà kinh tế Qu thuộc Morgan Stanley, lạm phát Trung Quốc có thể chạm đỉnh tại mức 4.5% trong quý III/2010 nhờ sự gia tăng của giá cả thực phẩm, đà tăng trưởng kinh tế và các khoản tín dụng quá dư thừa.

Doanh số bán lẻ, dự kiến công bố ngày 11/06, tăng với tốc độ tương tự trong Tháng 4 tại 18.5%.

Phạm Thị Phước (Theo Bloomberg)

Các tin tức khác

>   Kinh tế Brazil tăng trưởng cao nhất trong 14 năm (09/06/2010)

>   Hungary công bố kế hoạch khôi phục kinh tế (09/06/2010)

>   Romania khủng hoảng trầm trọng nhất trong 60 năm (09/06/2010)

>   Đức sẽ tiết kiệm 36 tỷ USD nhờ "thắt lưng buộc bụng" (09/06/2010)

>   EU sẽ chế tài các nước thành viên để nợ chồng chất (08/06/2010)

>   Nhật Bản công bố nội các mới (08/06/2010)

>   Đánh giá tác động của cuộc khủng hoảng ở châu Âu (08/06/2010)

>   LHQ: Các nền kinh tế đang phát triển tại châu Á sẽ tăng trưởng 7% (07/06/2010)

>   Merrill Lynch: Kinh tế thế giới phát triển chậm nhưng không suy thoái kép (07/06/2010)

>   Hướng tới một cộng đồng thịnh vượng (07/06/2010)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật