Thứ Ba, 08/06/2010 09:18

Đánh giá tác động của cuộc khủng hoảng ở châu Âu

Cuộc khủng hoảng ở châu Âu tác động tới kinh tế Mỹ chủ yếu qua các mối liên hệ về tài chính, còn với các nước đang nổi, thương mại là vấn đề đáng lo ngại, nhất là các nước hướng mạnh vào xuất khẩu.

Cuộc khủng hoảng của khu vực đồng tiền chung châu Âu đã tác động đến thị trường chứng khoán và tiền tệ trên toàn thế giới, nhưng ảnh hưởng xấu nhất của nó (như làm giảm mức tín dụng quốc gia, nguy cơ lan rộng và các chương trình thắt lưng buộc bụng) nhìn chung được hạn chế.

Tuy nhiên, điều đáng lưu ý là nguy cơ cuộc khủng hoảng vượt ngoài tầm kiểm soát vẫn còn nếu lòng tin của thị trường tiếp tục giảm sút và tình hình ở châu Âu tiếp tục xấu đi sẽ tác động tiêu cực hơn đối với các khu vực còn lại của thế giới.

Với kinh tế Mỹ

Tác động của cuộc khủng hoảng ở châu Âu đối với Mỹ chủ yếu thông qua các mối liên hệ về tài chính. Đến nay, lãi suất liên ngân hàng của Mỹ mới chỉ tăng nhẹ. Tuy nhiên, căng thẳng trong lĩnh vực ngân hàng ở châu Âu có thể dẫn đến việc các ngân hàng không muốn chấp nhận rủi ro ngày càng gia tăng ở Mỹ.

Hoạt động kinh doanh cũng sẽ bị tác động. Trong quý I/2010, khoảng 22% lợi nhuận của các doanh nghiệp Mỹ có được là từ hoạt động ở nước ngoài mà châu Âu chiếm một phần quan trọng. Ngoài ra, những khó khăn ở châu Âu cũng tác động đến giá cổ phiếu của các công ty Mỹ. Chỉ số S&P 500 của Mỹ đã giảm gần 10% so với cuối tháng 4/2010.

Mặc dù tình hình của châu Âu có thể tác động đến lợi nhuận của các doanh nghiệp cũng như các nhà xuất khẩu của Mỹ, nhưng nó không tác động mạnh đến nền kinh tế nói chung. Xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ vào EU chỉ chiếm khoảng 2,8% GDP của Mỹ và do đó cũng không phải là một kênh để có thể lan truyền những khó khăn của châu Âu vào Mỹ.

Với các thị trường đang nổi

Ở nhiều nước đang phát triển, xuất khẩu vào thị trường EU lớn hơn so với Mỹ. Do đó, thương mại là vấn đề đặc biệt lo ngại đối với châu Á, nhất là những nước định hướng nhiều cho xuất khẩu.

Chẳng hạn, dù đã ít định hướng xuất khẩu hơn so với các nước nhỏ nhưng Trung Quốc cũng vẫn chịu tác động. Theo tính toán gần đây của IMF, giá trị xuất khẩu và đầu tư sản xuất để xuất khẩu chiếm 45% GDP của Trung Quốc. Đối với các nước Trung Âu và Đông Âu, xuất khẩu vào các nước phát triển của EU cũng đặc biệt quan trọng.

Nhìn chung, cho đến nay, các thị trường đang nổi mới chỉ chịu tác động từ cuộc khủng hoảng ở châu Âu ở mức thấp. Đồng tiền của các nước này vẫn tương đối ổn định.

Tuy nhiên, nguy cơ bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn về tài chính vẫn còn do châu Âu có mối liên hệ sâu trong lĩnh vực ngân hàng với các thị trường đang nổi. Hiện các ngân hàng châu Âu nắm giữ tới 3.000 tỷ USD những khoản nợ chưa trả ở các thị trường đang nổi và các nước đang phát triển (trong khi của các ngân hàng Mỹ chỉ là 566 tỷ USD). Nếu các ngân hàng châu Âu gặp khó khăn về tài chính hoặc đổ vỡ, khả năng tiếp cận tín dụng của các thị trường đang nổi sẽ bị giảm.

Mặc dù có những lo ngại như vậy, nhưng nhiều thị trường đang nổi vẫn có điều kiện tương đối tốt để hạn chế tác động của cuộc khủng hoảng. Braxin, Trung Quốc và nhiều nước châu Á khác đã phục hồi khá nhanh từ cuộc khủng hoảng toàn cầu. Ấn Độ và Indonesia chỉ chịu tác động rất nhỏ.

Nguyễn Chiến

CHÍNH PHỦ

Các tin tức khác

>   LHQ: Các nền kinh tế đang phát triển tại châu Á sẽ tăng trưởng 7% (07/06/2010)

>   Merrill Lynch: Kinh tế thế giới phát triển chậm nhưng không suy thoái kép (07/06/2010)

>   Hướng tới một cộng đồng thịnh vượng (07/06/2010)

>   Thủ tướng Trung Quốc cảnh báo nguy cơ tái diễn khủng hoảng (03/06/2010)

>   Tân Thủ tướng Nhật Bản ưu tiên hàng đầu tăng trưởng kinh tế (04/06/2010)

>   Thêm 431 ngàn việc làm trong Tháng 5, thất nghiệp Mỹ xuống 9.7% (04/06/2010)

>   G20 tăng nỗ lực ngăn chặn tái diễn khủng hoảng (04/06/2010)

>   Eurozone: GDP quý I/2010 tăng 0.2% (04/06/2010)

>   G20 hướng đến mục tiêu giảm suy thoái và khôi phục kinh tế (04/06/2010)

>   Kinh tế quý I Hàn Quốc tăng trưởng 2.1% (04/06/2010)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật