Thứ Bảy, 29/05/2010 06:54

Nhóm cổ phiếu phòng thủ

Hiện tại, trên sàn chứng khoán đã có trên dưới 10 công ty chuyên hoạt động trong ngành dược niêm yết. Hầu hết giá của các cổ phiếu này đều ở mức cao, trong khi cổ phiếu của các ngành khác lại đang ở mức dưới mệnh giá hoặc cao vài ba chục ngàn đồng. Các chuyên gia cho rằng do nhóm ngành dược ít có biến động về doanh thu, trong khi lợi nhuận khá ổn định nên khi thị trường chứng khoán bất ổn, đầu tư vào nhóm cổ phiếu ngành này sẽ an toàn.

Không rẻ

Tuần qua, HoSE đã đón cổ phiếu SPM của Công ty CP S.P.M chào sàn với giá tham chiếu 72.000 đồng/cổ phiếu. Mặc dù chào sàn trong giai đoạn thị trường giảm khá mạnh song SPM vẫn giữ giá tốt. Đầu tuần tới, HoSE tiếp tục đón thêm 9,2 triệu cổ phiếu dược của Công ty CP Dược phẩm Mekophar chào sàn với giá tham chiếu ngày đầu niêm yết là 78.000 đồng/cổ phiếu.

Còn hiện tại, cổ phiếu DVD của Tập đoàn Viễn Đông đang “làm mưa làm gió” trên thị trường khi giá cổ phiếu này luôn đạt ở mức cao và được nhiều nhà đầu tư chú ý. Đóng cửa ngày 26-5, cổ phiếu này tiếp tục tăng trần phiên thứ ba liên tiếp, đạt 136.000 đồng/cổ phiếu.

Theo thống kê của Công ty Chứng khoán Sacombank, tính đến hết tháng 3-2010, chỉ số P/E trung bình của các công ty ngành dược chỉ khoảng 10 lần và có chỉ số EPS (lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu) khá cao. Cụ thể, năm 2009, DHG có EPS đến 17.500 đồng và P/E khoảng 6,7 lần; DMC có EPS 6.000 đồng, P/E 7,5; IMP có EPS 5.800 đồng, P/E 12 lần; DVD có EPS 9.100 đồng, P/E 15 lần... Các chuyên gia tài chính cho rằng mặc dù thị giá cổ phiếu của nhóm ngành dược hiện tại khá cao song vẫn không phải là đắt. 

Ổn định

Thực tế, ngành dược không phải là nhóm ngành dễ biến động về doanh thu, bởi người tiêu dùng không phải muốn là có thể sử dụng được sản phẩm này nên khó tăng đột biến. Nhưng có thể nói ngành dược thuộc nhóm ngành đứng ngoài khủng hoảng vì nó không bị ảnh hưởng nhiều từ các biến động kinh tế, tài chính. “Mặc dù hầu hết các công ty dược đều có tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu khá cao song lại không phải là mục tiêu nhắm đến của các nhà đầu tư lướt sóng, đơn giản bởi nhóm ngành này không có cú sốc về doanh thu, lợi nhuận.

Điều này sẽ khó có “sóng” hoặc khó có thể loan tin đồn để làm giá”- giám đốc một công ty chứng khoán nhận định. Thực tế cũng cho thấy mặc dù là nhóm cổ phiếu có giá cao trên thị trường nhưng giá trị giao dịch mỗi ngày lại không cao.

Ông Lê Đạt Chí, Trưởng Bộ môn Đầu tư tài chính Trường ĐH Kinh tế TPHCM, cho rằng nếu một công ty dược nào đó cố tình tạo bất ổn về doanh thu, đặc biệt là doanh thu từ sản xuất kinh doanh, rất dễ bị phát hiện là do cố tình “xử lý” báo cáo hoặc do chế độ hạch toán kế toán “có vấn đề”.

Ông Chí cũng cho rằng khi thị trường có nhiều biến động, nhà đầu tư không biết chọn cổ phiếu nào để đầu tư nhưng nếu không thích gửi tiền vào ngân hàng để lấy lãi, họ thường chọn nhóm cổ phiếu ngành dược.

Sơn Nhung

người lao động

Các tin tức khác

>   CTCK 100% vốn ngoại sắp tới “giờ G” vào Việt Nam (28/05/2010)

>   Đẳng cấp broker (28/05/2010)

>   Góc nhìn khác về các cổ phiếu nóng (28/05/2010)

>   Tiếp tục bán tàu thứ 2, MHC thu trên 2 triệu USD (28/05/2010)

>   Ai "bán" tin đồn tôi mua… (28/05/2010)

>   UBCKNN tổ chức hội nghị tập huấn tại Cần Thơ (28/05/2010)

>   CMG khánh thành “tòa nhà thông minh” (28/05/2010)

>   HPG sẽ góp vốn đầu tư Đề án quặng sắt ở Văn Chấn (28/05/2010)

>   Mua ròng của khối ngoại: Chỉ có tác động tâm lý nâng đỡ thị trường (28/05/2010)

>   Cổ phiếu nhỏ lại "dậy sóng”: “Vòng hai” - hay cái bẫy? (28/05/2010)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật