Thứ Ba, 25/05/2010 10:34

Cổ phiếu thép “đảo chiều” theo giá thép

Mặc dù còn một lượng hàng tồn kho giá thấp tương đối lớn, nhưng hầu như không DN thép niêm yết nào dám khẳng định sẽ vượt kế hoạch lợi nhuận tương ứng với khoản chênh lệch giá vốn và giá thị trường hiện tại. Lý do là giá thép diễn biến thất thường và có sự lệch pha giữa thị trường nội địa với thị trường quốc tế.

CTCP Tập đoàn Hoa Sen (HSG), Tập đoàn Hòa Phát (HPG) là hai DN thép lớn đều công bố lãi trong tháng 4 vừa qua cao hơn hẳn các tháng trước đó. Ngay cả CTCP Đầu tư Thương mại SMC (SMC) chủ yếu phân phối thép cũng có lợi nhuận tháng 4 gần bằng lợi nhuận cả quý I. Lý do là trong tháng 4, các DN đã bán lượng hàng có giá vốn thấp, mua tích trữ từ quý I, thời điểm giá thép còn thấp. Trong khi đó, giá thị trường tăng cao do nhu cầu tiêu dùng tăng và giá nguyên vật liệu như phôi, phế quặng nhập khẩu đều tăng.

Cho đến thời điểm này, nhiều DN thép vẫn còn trong kho lượng hàng tồn tương đối lớn, nhưng chỉ có thể coi giá vốn rẻ là lợi thế bán hàng, chứ không lạc quan khẳng định sẽ chuyển toàn bộ chênh lệch giữa giá vốn và giá thị trường vào lợi nhuận.

Ông Dương Anh Hùng, Phó tổng giám đốc CTCP Thép Tiến Lên (TLH) cho biết, Công ty hiện có lượng thép tồn kho 110.000 tấn, với giá bình quân 520 - 550 USD/tấn thép cuộn và thép hình, trong khi giá thép giao dịch tại thị trường thế giới là 610 - 630 USD/tấn.

“Giá thép ở thị trường nội địa sẽ điều chỉnh, vì giá thép bán ra đang thấp hơn giá nhập khẩu 10 - 30% tùy loại. Với mức giá nhập khẩu hiện tại là 610 USD/tấn thì giá thép bán trong nước tương ứng khoảng 14 triệu đồng/tấn. Giá thép trong nước đang thấp hơn mức giá này, nhưng nhiều DN vẫn phải bán hàng do áp lực tài chính, phải giải phóng hàng tồn kho”, ông Hùng nói.

Hiện tại, nhiều DN đang nhập khẩu thép về để bán hàng và sản xuất trong vài ba tháng tới, làm giá vốn hàng tồn kho tăng lên. Nếu các yếu tố khác không đổi thì nhiều khả năng giá thép sẽ sớm tăng trở lại.

Mặt khác, theo các DN thép, giá phôi thép trên thế giới chỉ điều chỉnh giảm tạm thời do lượng hàng tồn kho lớn, trong khi giá quặng, giá than cốc (coke), các nguyên liệu đầu vào của ngành thép vẫn tăng nhẹ.

Tuy nhiên, nhìn ở thị trường trong nước, thời điểm nào giá thép sẽ tăng trở lại tương ứng với giá nhập khẩu là điều mà các DN khó nhận định. Trong tháng 5, giá thép liên tục giảm do các công ty thương mại, đại lý thép đã tích trữ lượng hàng tồn kho lớn phải xả hàng để thu hồi vốn. Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ thép lại giảm, vì sắp bước vào mùa mưa. Tăng trưởng tín dụng cũng chưa đủ mạnh để kích thích đầu tư xây dựng. Vì thế, nhu cầu tiêu thụ thép trong cuối quý II, đầu quý III nhiều khả năng sẽ thấp hơn. Lợi nhuận của DN thép sau khi đạt được mức khả quan trong tháng 4, có thể kéo dài sang tháng 5 sẽ trở về mức ổn định từ tháng 6.

Một chuyên gia trong ngành thép nhận định, chu kỳ đạt lợi nhuận cao của DN thép trong thời gian tới gắn với khả năng tăng giá thép trên thị trường từ tháng 9 trở đi. Đây là thời điểm bước vào mùa xây dựng cũng như tín dụng sẽ tăng trưởng trở lại, là điều kiện cho hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản sôi động hơn hiện nay.

Diễn biến giá thép ở thị trường nội địa và nước ngoài cho thấy, khi giá thép tăng cao không có nghĩa là lợi nhuận của DN thép sẽ tăng cao tương ứng. Nếu không có kế hoạch và lướt đúng sóng giá thép nhập khẩu, thì DN còn có nguy cơ giảm lợi nhuận do ôm hàng nhập khẩu giá cao, trong khi giá thép trong nước tăng không tương ứng. Khi đó, sóng lợi nhuận cổ phiếu ngành thép không tương ứng với sóng giá thép như các NĐT kỳ vọng như trước đây. Thực tế thời gian qua, cùng với sự điều chỉnh giảm chung của TTCK, thì dấu hiệu giảm giá thép cũng đã tác động không nhỏ đến giá cổ phiếu của các DN ngành thép. Cụ thể, trong đợt giảm 9/11 phiên liên tục vừa qua, VN-Index mất 12% thì giá cổ phiếu HSG giảm 11,1%, HPG giảm 12,9%, SMC giảm 21,3%, TLH giảm 24,6% (đã trừ 500 đồng cổ tức). Trong cùng khoảng thời gian, trên sàn Hà Nội, cổ phiếu VGS của CTCP Ống thép Việt Đức giảm 24,5%.

Đầu tư chứng khoán

Các tin tức khác

>   Quan điểm khác với tin tức (25/05/2010)

>   TTCK qua lăng kính các chỉ tiêu vĩ mô (25/05/2010)

>   Khi “cơn lốc màu xanh” đi qua (25/05/2010)

>   Áp lực vốn cho thị trường (25/05/2010)

>   ITD: Kiến nghị đầu tư thu phí tự động ERP theo hình thức BTO (25/05/2010)

>   CAD dời ĐHĐCĐ tới ngày 28/05 (24/05/2010)

>   Nhiều cổ phiếu đã trở về mức giá rẻ (24/05/2010)

>   Chứng khoán sắp đón sóng mới (24/05/2010)

>   Để hiểu thêm về thành viên độc lập (24/05/2010)

>   Xây dựng cơ chế cổ phần hóa Sở GDCK để tăng tính cạnh tranh (24/05/2010)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật