Thứ Ba, 25/05/2010 06:05

Áp lực vốn cho thị trường

Thị trường chứng khoán càng giảm sâu càng gây khó khăn cho công tác phát hành cổ phiếu của các tổ chức.

Thống kê của một công ty chứng khoán cho thấy, theo kế hoạch năm 2010 của các công ty hoạt động sản xuất đang niêm yết, từ nay đến cuối năm, số vốn họ cần hút về từ việc phát hành cổ phiếu vào khoảng 9.800 tỉ đồng, còn lộ trình tăng vốn của các ngân hàng thương mại lên đến 34.000 tỉ đồng. Như vậy, áp lực vốn cho thị trường chứng khoán rất lớn và khả năng tăng điểm của thị trường là rất khó.

Nguy cơ phá sản kế hoạch phát hành cổ phiếu

Hầu hết các công ty niêm yết đã đưa ra kế hoạch phát hành cổ phiếu và được đại hội cổ đông thông qua cho năm 2010. Thời điểm này, thị trường đang vào giai đoạn tương đối tốt. Tuy nhiên, thị trường đang có dấu hiệu suy giảm, nhiều công ty đã đưa ra giá phát hành khá cao nên rất dễ gây khó cho công ty phát hành cổ phiếu để hút vốn về.

Công ty CP Đầu tư và Phát triển hạ tầng TPHCM (CII) đưa ra kế hoạch phát hành cổ phiếu theo tỉ lệ 3:1, giá phát hành tương đương 30.000 đồng/cổ phiếu. Giá đóng cửa ngày 24-5 của CII là 38.900 đồng/cổ phiếu. Nếu chốt danh sách ở mức giá này thì CII trở về giá 36.600 đồng/cổ phiếu. Sự chênh lệch giữa giá sau khi chốt và giá hiện tại không cao, khả năng thành công của phương án phát hành sau ngày chốt sẽ rất thấp.

Hay như cổ phiếu STB của Sacombank, với phương án phát hành 15% cổ tức bằng cổ phiếu, 15% phát hành thêm với giá bằng 12.000 đồng/cổ phiếu. Với mức giá đóng cửa ngày 24-5 là 21.000 đồng/cổ phiếu thì giá sau ngày chốt quyền tương đương 17.500 đồng/cổ phiếu. Nếu sau ngày chốt, danh sách giá cổ phiếu giảm sâu sẽ khó khăn cho các cổ đông thực hiện quyền mua với giá 12.000 đồng/cổ phiếu mà STB đã đưa ra.

“Mặc dù thị trường giảm sẽ gây khó khăn cho kế hoạch phát hành cổ phiếu của các tổ chức niêm yết nhưng về góc độ của nhà đầu tư, đó là cơ hội để họ biết ngưỡng giá hấp dẫn nhằm tích lũy cổ phiếu và chờ thông tin tốt mà công ty sẽ công bố để giữ giá, bởi công ty nào cũng muốn phát hành thành công cổ phiếu. Còn nếu không có thông tin tốt, nguy cơ phá sản phương án phát hành khá cao”- một chuyên gia tài chính nhận định.

Dàn trải

“Chắc chắn sẽ có sự dịch chuyển từ chỗ này sang chỗ khác một cách dàn trải và nhà đầu tư sẽ cân nhắc. Đó cũng là lý do để thị trường khó tăng mạnh trong thời gian tới”- thạc sĩ Lê Đạt Chí, giảng viên Trường Đại học Kinh tế TPHCM, nhận xét. Cũng theo ông, nếu không cân nhắc, nhà đầu tư sẽ bị lỗ 2 lần.

Cụ thể, hiện không ít cổ phiếu ngân hàng có giá thấp hơn mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu. Nếu nhà đầu tư bỏ tiền ra mua cổ phiếu bằng mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu thông qua việc phát hành cho cổ đông hiện hữu thì họ đã lỗ càng thêm lỗ vì tỉ suất sinh lời từ lợi nhuận/vốn chủ sở hữu quá thấp, như vậy tính ra nhà đầu tư gửi tiền ngân hàng lấy lãi còn tốt hơn mua cổ phiếu!

Giám đốc Công ty Chứng khoán SJC Huỳnh Anh Tuấn cho rằng việc phát hành tăng vốn của các công ty niêm yết và ngân hàng trong điều kiện thị trường giảm mạnh là rất khó khăn. Đối với các công ty niêm yết, nếu xét thấy việc tăng vốn chưa bức thiết và điều kiện tốt hơn thì có thể tính đến việc đi vay ngân hàng.

Sơn Nhung

Người lao động

Các tin tức khác

>   ITD: Kiến nghị đầu tư thu phí tự động ERP theo hình thức BTO (25/05/2010)

>   CAD dời ĐHĐCĐ tới ngày 28/05 (24/05/2010)

>   Nhiều cổ phiếu đã trở về mức giá rẻ (24/05/2010)

>   Chứng khoán sắp đón sóng mới (24/05/2010)

>   Để hiểu thêm về thành viên độc lập (24/05/2010)

>   Xây dựng cơ chế cổ phần hóa Sở GDCK để tăng tính cạnh tranh (24/05/2010)

>   Thị trường đã đến đáy!? (24/05/2010)

>   Níu chân dòng vốn gián tiếp (24/05/2010)

>   Nâng chuẩn niêm yết để tăng "chất" cho thị trường (24/05/2010)

>   Thị trường chứng khoán tuần qua: Giật mình nhìn lại (24/05/2010)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật