Thứ Sáu, 21/05/2010 17:13

Cổ phiếu tăng trần – giảm sàn: Càng giải trình càng rối

Rất khó “chỉ mặt đặt tên" nhưng chưa bao giờ thị trường lại có nhiều thông tin “làm giá" cổ phiếu sôi động như thời gian vừa qua, diễn biến kịch tính của thị trường cũng làm cho nhiều cổ phiếu hết tăng trần liên tiếp rồi lại giảm sàn nhiều phiên.

Theo Thông tư 09/2010/TT-BTC quy định về việc công bố thông tin, khi giá cổ phiếu tăng trần hoặc giảm sàn 5 phiên liên tiếp mà không theo xu hướng chung của thị trường, hoặc giá cổ phiếu tăng trần hay giảm sàn từ 10 phiên liên tiếp trở lên, tổ chức niêm yết phải đưa ra bản giải trình lý do về việc tăng, giảm.

Thế nhưng, có rất nhiều DN đưa ra giải trình theo kiểu... làm cho có. Mới đây, CTCP Cơ điện và Xây dựng Việt Nam (MCG) đã có giải trình về việc giảm sàn 5 phiên liên tục của cổ phiếu MCG (từ ngày 7/5 đến ngày 13/5/2010).

Theo đánh giá của HĐQT và ban điều hành của MCG, việc cổ phiếu của DN giảm trong 5 phiên liên tục là ảnh hưởng từ khủng hoảng nợ tại châu Âu trở nên căng thẳng trong thời gian từ đầu tháng 5 đến nay đã khiến thị trường ngoại hối, thị trường kim loại quý biến động mạnh, TTCK thế giới tụt dốc làm ảnh hưởng đến tiêu cực đến TTCK Việt Nam nói chung và MCG nói riêng.

CTCP Nhựa Tân Hóa (VKP) lại có văn bản giải trình theo kiểu "vô thưởng vô phạt", như cổ phiếu VKP tăng trần liên tục hơn 5 phiên là do thị trường và nhà đầu tư tự định giá, ngoài tầm kiểm soát của Công ty.

Tương tự, CTCP đầu tư phát triển Nhà và Đô thị IDICO xin giải trình về việc giá cổ phiếu UIC của Công ty tăng trần liên tục là do diễn biến chung của TTCK trong nước, nằm ngoài tầm kiểm soát của Công ty.

Trao đổi với ĐTCK, ông Lê Hải Trà, Uỷ viên thường trực HĐQT SỞ GDCK TP. HCM cho biết, liên quan đến vấn đề chất lượng các thông tin giải trình của DN, rất khó để định nghĩa DN giải trình như thế nào là hợp lý.

Với HOSE, khi nhận được bản giải trình của DN, Sở chỉ kiểm tra xem những thông tin đó có sai sót cơ bản như có sai sự thật, sai về mặt số liệu hay không sau đó sẽ phải công bố trên website của Sở để nhà đầu tư có thể tham khảo.

Hiện nay, tại các nước có TTCK tiên tiến, DN rất tự giác trong việc công bố thông tin, từ những thông tin nhỏ nhất. Dựa trên thông tin đó, nhà đầu tư sẽ tự phân tích, đánh giá cổ phiếu của DN. Như vậy, nếu DN công bố thông tin một cách "ngớ ngẩn" hay thông tin sai sự thực thì vô hình trung, bản thân DN sẽ tự làm mất uy tín của mình và nhà đầu tư sẽ quay lưng.

Trở lại với TTCK Việt Nam, trước nay DN khi công bố thông tin vẫn thông qua nguyên tắc "người gác cổng", có nghĩa DN khi thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin theo quy định pháp lý thì đều phải thông qua UBCK và Sở GDCK, nên thông tin bị chậm trễ, khi được công bố một cách chính thống thì đa phần nhà đầu tư dã biết rồi và giá cổ phiếu cũng đã tăng hoặc giảm nhiều phiên. Như vậy DN sẽ khó đưa ra lời giải trình hợp lý ngoài việc "đổ lỗi" cho thị trường.

Đối với các cổ phiếu đang được các "đội lái" làm giá thì DN càng "lúng túng” khi tìm lời giải trình, bởi lãnh đạo DN chưa kịp tìm lý do vì sao cổ phiếu tăng trần thì lại phải đi tìm nguyên nhân giảm sàn. MCG là ví dụ điển hình.

Về vấn để này, đại diện Sở GDCK Hà Nội (HNX) cho biết, làm sao để thông tin DN đưa ra được công bố vừa minh bạch, kịp thời lại vừa có chất lượng là rất khó và đây cũng là trăn trở của cơ quan quản lý.

Về cơ bản, khi thông tin của DN gửi lên Sở thì Sở sẽ công bố ngay trên website, trừ những thông tin sai sót cơ bản thì Sở sẽ nhắc nhở và chấn chỉnh DN. "Nếu Sở không công bố ngay thì bản thân các nhân viên của Sở cũng bị gán vào tội ghìm thông tin, mà đi kiểm tra chi tiết các thông tin DN giải trình là rất khó", đại diện HNX cho biết.

Trên thực tế, một trong những nguyên nhân khiến các nhà đầu tư dần mất niềm tin vào tính minh bạch của thị trường, vào thông tin từ các DN là chế tài xử phạt các hành vi vi phạm còn quá nhẹ. Cả thị trường đều biết việc "làm giá" cổ phiếu là có thật, nhưng việc phát hiện và xử phạt lại quá hạn chế. Mức phạt cho các hành vi thao túng giá chỉ dừng lại ở vài chục triệu đồng nên chưa có tính răn đe.

Bên cạnh đó, ngoài việc lên án các đội “làm giá”, chúng ta cũng phải nhìn đến trách nhiệm của DN, vì không loại trừ trường hợp một số lãnh đạo DN cũng vì lợi ích của bản thân nên cấu kết với các "lái tàu', công bố thông tin một cách mập mờ, thậm chí vô trách nhiệm.

Như vậy, làm thế nào để nâng cấp chất lượng công bố thông tin của DN hiện nay vẫn là một câu hỏi lớn. Bên cạnh đòi hỏi tính tự giác của DN thì có lẽ , những chế tài nghiêm khắc cho việc giải trình thiếu trong thực cũng là điều cơ quan quản lý cần tính tới.

Hoàng Anh

ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN

Các tin tức khác

>   CTCK có thể làm đại lý chuyển nhượng cổ phiếu chưa niêm yết (21/05/2010)

>   Quyền lợi NĐT và những lời xin lỗi… (21/05/2010)

>   STS được thuê đất đầu tư xây dựng cảng tại TPHCM (21/05/2010)

>   Thử đo áp lực giải chấp tại ngưỡng 500 điểm (21/05/2010)

>   "TTCK cần một bàn tay sắt " (21/05/2010)

>   Giá chứng khoán đã đủ rẻ? (21/05/2010)

>   PVFC hợp tác với VNIC và SDFC (21/05/2010)

>   Nghịch cảnh chứng khoán (21/05/2010)

>   Áp lực giải chấp và tâm lý bất ổn (21/05/2010)

>   Chứng khoán bấp bênh vì đòn bẩy tài chính (21/05/2010)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật