Thứ Sáu, 16/04/2010 09:33

Sắp đến thời của cổ phiếu “Vua”?

Gần 3 năm qua, nhiều nhà đầu tư có nỗi đau mang tên... cổ phiếu ngân hàng. Nhưng thời gian tới, với việc thả nổi hoàn toàn lãi suất cho vay VND, có thể cổ phiếu ngân hàng sẽ bứt phá?

Cho dù nhiều ngân hàng (NH) vẫn công bố mức lợi nhuận khủng trong thời kinh tế suy giảm, nhưng cổ phiếu ngân hàng (CPNH) vẫn tích lũy quá lâu, thậm chí còn giảm giá so với trước, dù đã trừ đi yếu tố chia tách, phát hành thêm CP.

Với các NHTM trong nước thì doanh thu từ tín dụng thường chiếm từ 80% trở lên trong tổng thu nhập. Hai năm qua (2008, 2009) dù trong tình trạng kinh tế suy giảm, LS cho vay của ngân hàng có xu hướng giảm dần... vẫn không NHTM đã niêm yết nào có lợi nhuận bị tụt thấp.

Quý I/2010 trong bối cảnh còn bị “trói” LS bởi trần LS huy động và trần LS cho vay ngắn hạn VND, cộng thêm yếu tố dư nợ tín dụng của NHTM tăng thấp (2,95% so cuối năm trước) thế mà các NHTM đều công bố lợi nhuận quý I/2010 đạt cao so với cùng kỳ.

Thông tin do STB; ACB mới công bố về lợi nhuận quý I/2010 là những ví dụ điển hình. Ngay các NHTM mà Nhà nước nắm cổ phần chi phối thường được cho là có "sức ỳ" lớn cũng đạt mức lợi nhuận cao không kém. Với mức lợi nhuận như vậy, thật là lạ CPNH vẫn không thể bứt phá suốt thời gian qua, đà giảm giá vẫn là chủ đạo.

Nguyên nhân như một NĐT nói: "Đối với các CP tài chính ngân hàng thì việc tăng vốn điều lệ liên tục đã làm cho các CP này quá loãng. Hơn nữa, trong bối cảnh LS vốn huy động ở mức cao và rất khó giảm, nhưng áp lực giảm LS cho vay lại rất mạnh thì lợi nhuận NH cũng khó ấn tượng.

Cho dù lợi nhuận quý I/2010 của các NH rất cao, như STB mới công bố lợi nhuận trước thuế hơn 510 tỉ đồng. Nhìn vào con số tuyệt đối thì có vẻ rất lớn, nhưng nếu tính EPS thì cũng chỉ >600đ trong quý I. Như vậy thì giá STB cũng chẳng phải là quá rẻ trong bối cảnh LS cho vay đang giảm xuống”.

Thế nhưng nhận xét này lại không đúng với VCB - một NHCP không tăng vốn, lợi nhuận năm 2009 lại tăng cao so với năm 2008, nhưng giá CP VCB cũng vẫn giảm.

Do khó làm giá

Trong những năm trước, với đặc điểm vốn hóa lớn, lợi nhuận cao và tăng dần theo thời gian, hoạt động kinh doanh ổn định, các Cty con của NHTM đều hoạt động trong những lĩnh vực “hot”; lại còn có “giá đỡ” là NHNN-người cho vay cuối cùng nên việc phá sản với NHTM là một điều không thể... những ưu thế đó đã khiến cho CPNH được xếp vào hàng blue-chips với danh "CP vua" trên thị trường.

Sự lên xuống của CPNH còn là chỉ dấu cho sự tăng - giảm điểm số của VN-Index. Nhưng từ quý IV/2009 đến nay, CPNH luôn trong trạng thái giảm giá hoặc lình sình, trong khi nhiều mã CK khác có chỉ số tài chính kém hơn, nhưng vẫn tăng vài chục phần trăm. Điều này có thể lý giải qua một số nhân tố ảnh hưởng:

- Một số NHTM bị yếu thanh khoản trầm trọng khiến cho toàn hệ thống bị ảnh hưởng, gây tâm lý bất an chung cho các NĐT.

- Chính sách tiền tệ tín dụng được sử dụng linh hoạt nhằm cả hai mục tiêu: Vừa tác động vào việc phát triển kinh tế, đồng thời kiềm chế nguy cơ lạm phát cao khiến cho kế hoạch kinh doanh của các NHTM bị động và có những rủi ro chính sách. Bên cạnh đó, việc kìm hãm LS huy động và cho vay VND tác động xấu tới nguồn thu của NH do chi phí vốn tăng nhanh và nhiều hơn thu nhập.

- Do hoạt động kinh doanh bài bản, ổn định hơn nhiều DN niêm yết khác, nên CPNH bị giảm giá ít hơn so với mặt bằng chung của TTCK (không có biên độ lên xuống với mức chênh lệch lớn), bởi thế khi TTCK phục hồi, lợi nhuận thu được do phục hồi thị giá+với cổ tức được chia cho NĐT CP ngành NH không bằng CP của nhiều DN khác trong cùng kỳ.

- Do mức vốn hóa lớn, CPNH không bị dòng vốn đầu cơ trên TTCK lợi dụng các tin tốt, hoặc tung tin để làm giá trục lợi.

- Khi TTCK tăng nóng, dòng tiền đầu tư nói chung đổ sang nhiều mã CK khác có sự dẫn dắt của các nhà đầu cơ làm giá.

- Khối ngoại đã mua hết room trong những NHTMCP mà Nhà nước không nắm quyền chi phối, nên tác động mua ròng liên tục trong nhiều tháng qua không mấy ảnh hưởng tích cực tới giá CPNH.

Các lý do trên khiến cho CPNH không hấp dẫn trong con mắt của các NĐT lướt sóng, chỉ thích hợp cho đầu tư trung - dài hạn. Vì vậy, CPNH giống vua đã mất ngôi.

Khả năng CPNH sẽ bật lại

Tuy nhiên, kể từ giữa tháng 4.2010 trở đi, cùng sự chuyển mình của nền kinh tế thực thì với những sự thay đổi trong chính sách LS nhằm tháo gỡ những nút thắt cổ chai trong hoạt động NH kết hợp với việc dòng vốn đầu cơ làm giá các mã PNs vừa qua bị thị trường nhận diện sẽ sớm thoái trào.

Những đột biến về lợi nhuận sắp tới của nhiều DN không còn lớn như trước do gói kích cầu về cơ bản đã kết thúc trong khi giá cả chi phí leo thang thì ngành NH năm nay sẽ vẫn thuộc nhóm ngành có mức tăng trưởng cao và ổn định.

Từ nay đến cuối năm, dư địa tăng trưởng tín dụng vẫn còn nhiều khiến cho viễn cảnh thu nhập của NH thuộc vào hàng top trong nền kinh tế. Yếu tố quan trọng nhất là LS, khi LS huy động được mở tự do (trong sự thỏa thuận của Hiệp hội NH) nằm trong biên độ dự kiến không vượt quá 11,5%/năm, LS cho vay không quá 15%/năm thì dù LS cho vay có tăng, nhưng vẫn trong khả năng chịu đựng của DN, nên NHTM vẫn tăng trưởng được tín dụng.

Mặt khác, dù LS đầu vào có biến động thì biên độ lãi của NHTM cũng không đổi (LS cho vay = LS huy động + 3,5% lãi gộp của NH), đó là chưa kể LS đầu vào có tăng cũng phải mất một thời gian chi phí huy động của NHTM mới tăng đều, trong khi LS cho vay sẽ được điều chỉnh tăng ngay bởi điều khoản ràng buộc trong hợp đồng tín dụng đã ký.

Kết hợp với việc NHNN đang không quá kiểm soát tăng trưởng tín dụng thời gian này (khi mức tăng tín dụng quý I đang bị coi là quá thấp) cùng với nhiều biện pháp hành chính nhằm làm cho chi phí đầu vào của NHTM giảm xuống thì nguồn thu nhập từ tín dụng của NHTM sẽ có mức tăng đột biến.

Với việc tích lũy quá lâu ở vùng giá thấp, cùng với dự báo có sự gia tăng đột biến về lợi nhuận sẽ xảy ra, dự báo từ gần cuối tháng 4.2010 trở đi CPNH sẽ trở nên hấp dẫn hơn.

Thêm nữa, tháng 5, thị trường sẽ không còn nhận được nhiều tin tốt lớn từ kinh tế vĩ mô, từ chính sách. So sánh với các DN, các ngành... thì chỉ có NHTM là có tin tức tốt nhất, được hưởng lợi nhất từ chính sách thì nhiều khả năng CPNH sẽ bật mạnh ảnh hưởng tích cực tới TTCK. CPNH có thể không lấy lại được ngôi vị vua, nhưng cũng là CP đáng được quan tâm của các NĐT lướt sóng cũng như đầu tư giá trị.

Cẩm Vân - Đại An

lao động

Các tin tức khác

>   Vitranschart tăng vốn để mua thêm 2 tàu hàng khô (16/04/2010)

>   Masan được thí điểm lập sàn giao dịch nông sản tập trung (16/04/2010)

>   PVC khởi công xây tổng kho hóa chất và hạ tầng (15/04/2010)

>   VFM thành lập Quỹ Đầu tư Năng động Việt Nam (15/04/2010)

>   Vietstock ra mắt phần mềm tra cứu thông tin tài chính (15/04/2010)

>   DL1, SDN và VTA chốt danh sách tổ chức ĐHĐCĐ 2010 (15/04/2010)

>   “Sự cố” BCTC VCG: Không quá lo, nhưng cần hành động (15/04/2010)

>   Một nghị định vô hiệu hóa một định chế  (15/04/2010)

>   Thao túng giá, nhìn từ các chế tài (15/04/2010)

>   “Sóng ngầm” cạnh tranh môi giới  (15/04/2010)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật