Thứ Bảy, 17/04/2010 15:43

Eurozone thành lập cơ chế đối phó khủng hoảng

Các bộ trưởng tài chính Khu vực đồng euro đang tham dự hội nghị không chính thức, ngày 16/4, ở Madrid, Tây Ban Nha nhất trí trên nguyên tắc về việc thành lập cơ chế lâu dài nhằm giải quyết các cuộc khủng hoảng kinh tế trong khu vực.

Phát biểu trước báo giới, Ủy viên Liên minh châu Âu (EU) phụ trách các vấn đề kinh tế và tiền tệ Olli Rehn khẳng định Khu vực đồng euro cần tăng cường công tác quản lý kinh tế; và nhấn mạnh thực tế cho thấy khu vực này cần gấp rút tăng cường việc phối hợp chính sách kinh tế và giám sát ngân sách.

Quan chức EU này đề nghị các nước Khu vực đồng euro hướng tới ba mục tiêu cụ thể là thực hiện triệt để các qui định về ngân sách do EU đề ra, tăng cường giám sát kinh tế và thành lập cơ chế lâu dài để giải quyết mọi khủng hoảng tương tự cuộc khủng hoảng nợ của Hy Lạp.

Ủy viên EU Olli Rehn cho rằng để ngăn chặn 16 nước thành viên Khu vực đồng euro "phá trần" thâm hụt ngân sách theo qui định của EU, các kế hoạch ngân sách quốc gia của những nước này trước hết phải do Ủy ban châu Âu (EC) kiểm tra, sau đó phải được các bộ trưởng tài chính khu vực này thảo luận trước khi trình Quốc hội các quốc gia thành viên thông qua.

Người đứng đầu nhóm các bộ trưởng tài chính Khu vực đồng euro, Thủ tướng Luxembourg Jean-Claude Juncker chia sẻ quan điểm với ông Olli Rehn, đồng thời cho biết EC sẽ công bố những đề xuất liên quan cơ chế giải quyết khủng hoảng trong khu vực vào ngày 12/5 tới.

Trong khi đó, Hy Lạp vẫn muốn làm sáng tỏ những chi tiết liên quan cơ chế cứu trợ phối hợp giữa EU và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) trước khi chính thức đề nghị "kích hoạt" cơ chế này.

Theo kế hoạch, các đại diện của EC, Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) và IMF ngày 19/4 tới sẽ đến Athens để trao đổi với giới chức Hy Lạp về cơ chế này.

Cũng trong cùng ngày, các nước thành viên Khu vực đồng euro đã đồng ý đóng góp cho gói cứu trợ dành cho Hy Lạp với lãi suất 5%./.

vietnam+

Các tin tức khác

>   Trung Quốc với nỗi lo tăng trưởng nóng (16/04/2010)

>   Kinh tế Trung Quốc phục hồi nhưng còn khó khăn (16/04/2010)

>   Kinh tế châu Á: Tươi sáng nhưng tiềm ẩn rủi ro (16/04/2010)

>   Thái Lan: Khách sạn vắng, kinh tế suy (15/04/2010)

>   Trung Quốc: GDP Quý I tăng mạnh nhất trong 3 năm (15/04/2010)

>   Đà hồi phục kinh tế Mỹ đang lan rộng (15/04/2010)

>   Trung Quốc: tăng trưởng quý 1 có thể đạt 11,7% (14/04/2010)

>   Singapore: Kinh tế quý 1 tăng trưởng mạnh (13/04/2010)

>   ASEAN 16: Đồng thuận cùng phát triển (13/04/2010)

>   61 tỷ USD không đủ giúp Hy Lạp quay lại đà tăng trưởng (13/04/2010)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật