Thứ Sáu, 16/04/2010 11:13

Chợ trời chứng khoán online…

Hiện một số website chuyên báo giá CP OTC đi vào hoạt động đã làm tăng thanh khoản của các CP này. Tuy nhiên, nó hoạt động có hợp pháp hay không lại là câu chuyện khác…

Tập đoàn Đại Dương (OGC), Thép Đà Nẵng - Ý (DNY), CTCP 584, UDEC…, những cổ phiếu (CP) chuẩn bị chào sàn đang được NĐT tìm mua ráo riết. Chỉ trong vài ngày vừa qua, giá các CP này đã tăng từ 20 - 30% tùy mã. Tuy nhiên, do nguồn cung không dồi dào và người bán khó gặp người mua nên những giao dịch thành công rất ít. Hiện một số website chuyên báo giá CP OTC đi vào hoạt động đã làm tăng thanh khoản của các CP này. Tuy nhiên, nó hoạt động có hợp pháp hay không lại là câu chuyện khác…

Truy cập vào website chungkhoanviet.net của CTCP Truyền thông và đầu tư tài chính Đại Long, NĐT được tiếp cận khá nhiều thông tin về các CP chuẩn bị niêm yết. Quan trọng hơn, nếu có nhu cầu mua - bán các CP OTC, NĐT có thể liên hệ trực tiếp để giao dịch thông qua các số điện thoại được đăng trên website này.

Trong vai NĐT đi tìm mua CP DNY, một môi giới tại Công ty Đại Long cho phóng viên ĐTCK biết, trong vài ngày trở lại đây, CP DNY tăng nhanh chóng từ đầu 3 lên  42.000 đồng/CP; UDEC tăng từ 23.000 đồng lên 25.000 đồng/CP. CP PVL (PV Power Land) trước ngày chào sàn giao dịch 21.000 đồng/CP nhưng khi chào sàn đã tăng lên 31.000 đồng, càng tạo ra hiệu ứng săn CP chào sàn của NĐT.

CP thép và bất động sản là 2 mặt hàng được ưa chuộng nhất trên thị trường OTC hiện nay. Khi có nhu cầu mua CP OTC, NĐT chỉ việc gọi điện đến các môi giới của công ty này. Nếu có hàng, NĐT và môi giới sẽ chốt giá qua điện thoại. Sau đó, hai bên gặp nhau để đặt cọc khoảng 20.000.000 đồng/lô (10.000 CP).

Nếu đã giao dịch quen vài lần, khách hàng không cần đặt cọc với Công ty Đại Long mà chỉ cần chốt qua tin nhắn. Sau khi đặt cọc khoảng 1 ngày, người mua sẽ cùng môi giới đến gặp người bán tại CTCK quản lý sổ cổ đông để làm thủ tục chuyển nhượng. Để giao dịch thành công, cả người mua và người bán phải mất phí 1.000.000 đồng/lô. Có những trường hợp giá CP quá nóng, môi giới có thể “gửi” giá để ăn chênh lệch cao hơn.

Ngay cả những CP đã chốt danh sách để chuẩn bị niêm yết vẫn có thể giao dịch. Người bán sau khi nhận tiền sẽ chuyển sổ cổ đông cho người mua và viết một cam kết với nội dung: sau khi CP lên niêm yết sẽ để cho người mua được bán số CP đó.

Giải thích vì sao thông tin trên website chưa được cập nhật thường xuyên, một môi giới của Đại Long cho biết, Công ty có 11 người thì những ngày gần đây phải giao dịch liên tục. Thị trường OTC đang sôi động trở lại với sự quan tâm rất lớn của NĐT.

Ra đời từ khá lâu và thị trường OTC trải qua nhiều biến động, sanotc.com đến nay vẫn duy trì hoạt động do có nhiều NĐT quan tâm. Thông tin rao mua - rao bán cập nhật thường xuyên và được phân loại thành các ngành cụ thể, tạo điều kiện cho NĐT thuận tiện tìm kiếm thông tin. Sanotc.com hoạt động nhằm tạo một không gian thông tin cho người mua và người bán tiếp cận và thực hiện giao dịch với nhau mà không thông qua công ty quản trị mạng này. Công ty chỉ thu một khoản phí nhất định với những tin rao mua - rao bán được đăng ở những vị trí tốt, chứ không thu phí giao dịch của các NĐT.

CP OTC một thời là khẩu vị đầu tư ưa chuộng của nhiều NĐT do giao dịch không biên độ, không thời gian… Khác với CP niêm yết thường được định giá khá sát sau khi các thông tin được công khai đầy đủ, CP OTC vẫn là một ẩn số khi DN chưa công bố hết thông tin và chưa được nhiều NĐT thẩm định.

Hiện cơ quan quản lý đang nỗ lực thu hẹp thị trường OTC và mở rộng thị trường có quản lý bằng việc cho ra đời thị trường UPCoM. Tuy nhiên, những thuộc tính hấp dẫn của thị trường OTC không được UPCoM tiếp nhận đã khiến nhiều công ty đại chúng không hào hứng khi vào sàn này và NĐT không nhiệt tình tham gia. Chính vì thế, đây đó vẫn còn những giao dịch “chợ trời” theo đúng nghĩa của nó: đặt cọc, giao dịch viết tay thông qua môi giới... đầy rủi ro.

Tiếp cận thông tin sớm, được môi giới tin cậy tư vấn để có thể mua cổ phiếu các DN chuẩn bị niêm yết với giá hợp lý trước khi niêm yết trên sàn là nhu cầu chính đáng của NĐT. Đó là cơ sở để các trang web thông tin về chứng khoán OTC ra đời.

Tuy nhiên, ranh giới giữa việc thông tin thuần túy với việc tổ chức giao dịch (tổ chức thị trường) của các đơn vị sở hữu website là khá mong manh, nên NĐT cũng sẽ phải hứng chịu rủi ro khi tranh chấp xảy ra. Theo quy định hiện hành, ngoài Sở GDCK, không đơn vị nào được phép tổ chức TTCK. Chính vì thế, sự cẩn trọng khi thực hiện các giao dịch OTC cho dù qua kênh nào vẫn không bao giờ thừa!

Nguyên Thành

đầu tư chứng khoán

Các tin tức khác

>   Savico sẽ huy động 500 tỷ đồng trái phiếu nợ (16/04/2010)

>   HLA: Hủy Đại hội do cổ đông đến không đủ  (16/04/2010)

>   Sắp đến thời của cổ phiếu “Vua”? (16/04/2010)

>   Vitranschart tăng vốn để mua thêm 2 tàu hàng khô (16/04/2010)

>   Masan được thí điểm lập sàn giao dịch nông sản tập trung (16/04/2010)

>   PVC khởi công xây tổng kho hóa chất và hạ tầng (15/04/2010)

>   VFM thành lập Quỹ Đầu tư Năng động Việt Nam (15/04/2010)

>   Vietstock ra mắt phần mềm tra cứu thông tin tài chính (15/04/2010)

>   DL1, SDN và VTA chốt danh sách tổ chức ĐHĐCĐ 2010 (15/04/2010)

>   “Sự cố” BCTC VCG: Không quá lo, nhưng cần hành động (15/04/2010)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật