Thứ Hai, 19/04/2010 08:12

BRIC: khó tìm được tiếng nói chung

Cuối tuần trước, nhóm BRIC gồm các nước Brazil, Nga (Russia), Ấn Độ (India) và Trung Quốc (China) tiến hành hội nghị thượng đỉnh tại Brazil. Tiềm lực kinh tế hùng mạnh của bốn quốc gia thuộc BRIC là điều không có gì bàn cãi. Thế nhưng, trong lần gặp nhau này, người ta không hề thấy được một sự gắn kết đáng kể nào từ bộ tứ BRIC.

>>Trung Quốc sẽ điều chỉnh tỷ giá đồng nhân dân tệ

Thông điệp lớn nhất mà nhóm này có được chỉ là đề xuất kêu gọi tái cấu trúc hệ thống tài chính thế giới. Trong đó bao gồm việc mở rộng ảnh hưởng của các quốc gia mới nổi trong các định chế tài chính thế giới là Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ quốc tế, lẫn việc nhanh chóng đa dạng hóa loại tiền tệ dự trữ. Kêu gọi như thế nhưng BRIC không hề giới thiệu được bất cứ kế hoạch nào để tiến hành việc tái cấu trúc trên.

Thật ra, ý tưởng tái cấu trúc đó vẫn được liên tục nhắc đến gần đây. Bên cạnh đó, nhóm BRIC cũng kêu gọi một chính sách ngoại giao cho Iran hơn là một kế hoạch trừng phạt như Washington mong muốn. Vấn đề này cũng không mới bởi cả bốn quốc gia này đã trực tiếp thảo luận tại hội nghị an ninh hạt nhân trước đó vài ngày.

Như vậy, kết quả của hội nghị rõ ràng chẳng đạt được một thỏa thuận nào đáng kể. Thật ra, đây cũng không phải là vấn đề quá khó hiểu bởi điểm chung lớn nhất của bộ tứ này đơn thuần chỉ là những nền kinh tế mạnh và đang lên. Nhưng cả bốn quốc gia lại không chia sẻ chung một tầm nhìn nào. Ngay trong bốn cường quốc kinh tế này vẫn còn quá nhiều vấn đề phải giải quyết trước khi muốn nói đến một sự hợp tác.

Theo báo cáo mới nhất của Tổ chức Cảnh báo thương mại toàn cầu thì Trung Quốc, Nga và Ấn Độ là những quốc gia thuộc nhóm sử dụng nhiều biện pháp bảo hộ thương mại nhất. Đối tượng chính của những chính sách bảo hộ ấy lại cũng chính là những nước này. Đặc biệt, Nga đã không ngừng dùng các biện pháp chống lại hàng hóa Trung Quốc.

Không chỉ va vấp nhau về vấn đề kinh tế, Trung Quốc lại có cả những va vấp về chính trị, quân sự với Nga và Ấn Độ, trong đó có cả tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ. Đó là chưa kể cả Trung Quốc và Nga đều chưa có bất cứ dấu hiệu nào ủng hộ cho việc mở rộng số lượng thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc mà trong đó Ấn Độ và Brazil là hai ứng cử viên sáng giá.

Vì thế, dẫu biết rằng mục tiêu của BRIC là tạo nên một đối trọng kinh tế với nhóm Mỹ, EU và Nhật Bản, nhưng khi các thành viên chưa thể giải quyết bất đồng của nhau trong một sớm một chiều thì việc có được tiếng nói chung có lẽ sẽ còn rất lâu.

Ngô Minh Trí

tuổi trẻ

Các tin tức khác

>   Châu Á cần tăng hợp tác với khu vực dân doanh (18/04/2010)

>   Thỏa thuận Doha tạo nền tảng cho kinh tế châu Á (18/04/2010)

>   Kinh tế Nhật Bản có bước phục hồi khả quan (17/04/2010)

>   Eurozone thành lập cơ chế đối phó khủng hoảng (17/04/2010)

>   Trung Quốc với nỗi lo tăng trưởng nóng (16/04/2010)

>   Kinh tế Trung Quốc phục hồi nhưng còn khó khăn (16/04/2010)

>   Kinh tế châu Á: Tươi sáng nhưng tiềm ẩn rủi ro (16/04/2010)

>   Thái Lan: Khách sạn vắng, kinh tế suy (15/04/2010)

>   Trung Quốc: GDP Quý I tăng mạnh nhất trong 3 năm (15/04/2010)

>   Đà hồi phục kinh tế Mỹ đang lan rộng (15/04/2010)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật