Thứ Hai, 22/03/2010 11:17

Các nền kinh tế tiên tiến đối mặt thách thức về nợ

Các nền kinh tế tiên tiến đang phải đối mặt với những thách thức cấp bách trong việc giải quyết khoản công nợ lớn, đồng thời các biện pháp kích thích kinh tế hiện có khiến thâm hụt ngân sách ngày càng mở rộng.

Ông John Lipsky, Phó giám đốc điều hành thứ nhất của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), cho biết trong bài phát biểu ngày 21-3 tại Diễn đàn phát triển Trung Quốc ở Bắc Kinh rằng tất cả các nước G7, trừ Canada và Đức, sẽ có tỷ lệ nợ trên tổng sản phẩm quốc nội (GDP) gần hoặc vượt quá 100% vào năm 2014. Trong năm nay, tỷ lệ nợ trung bình ở các nền kinh tế tiên tiến dự kiến chạm mức từng thấy vào những năm 1950. Tỷ lệ nợ chính phủ tại một số nền kinh tế mới nổi cũng chạm “mức đáng lo ngại.”

Hiện, thâm hụt ngân sách của Mỹ tăng lên mức kỷ lục trong tháng 2 khi chính phủ nước này chi tiêu nhiều hơn để giúp phục hồi kinh tế. Bộ Tài chính Mỹ ngày 10-3 cho biết thâm hụt trong tháng 2-2010 lên đến 221 tỉ đô la Mỹ, trong khi tháng 2-2009 chỉ 194 tỉ đô la Mỹ. Các con số cho thấy mức thâm hụt trong năm tài chính này, sẽ kết thúc vào tháng 9-2010, rất có thể sẽ vượt qua kỷ lục 1.400 tỉ đô la Mỹ.

Hy Lạp đang chạy đua để cắt giảm chi phí vay nợ 20 tỉ euro (27 tỉ đô la Mỹ) sẽ đến hạn trong hai tháng tới. Vào ngày 12-2, Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng đã đưa dự thảo luật về việc gia tăng hạn mức nợ liên bang thêm 1.900 tỉ đô la Mỹ, lên 14.300 tỉ đô la Mỹ, và đưa ra mức kiềm chế mới về chi tiêu nhằm ngăn chặn thâm hụt kỷ lục của năm nay.

Theo ông Lipsky, lạm phát gia tăng vừa phải sẽ có tác động hạn chế thâm hụt ngân sách. Song song đó, những cải cách để nâng cao tốc độ tăng trưởng kinh tế như tự do hóa thị trường hàng hóa và lao động, cũng như loại bỏ các sai lệch về thuế cần được theo đuổi mạnh mẽ.

Cũng theo ông, việc duy trì biện pháp kích thích kinh tế vào năm 2010 với hầu hết các nền kinh tế tiên tiến vẫn còn thích hợp. Các nước cần thực hiện một số hành động ngay từ bây giờ và cần phải điều chỉnh tài chính.

IMF dự kiến tốc độ tăng trưởng toàn cầu đạt khoảng 4% trong năm nay và nhanh hơn một chút vào năm 2011.

Thu Hằng (Theo Bloomberg)

tbktsg online

Các tin tức khác

>   Khủng hoảng tài chính đẩy Đức lún sâu vào nợ (21/03/2010)

>   Kinh tế Đức không còn là "kẻ ốm yếu" của châu Âu (20/03/2010)

>   Mỹ ban hành đạo luật khôi phục việc làm (19/03/2010)

>   Bất ổn chính trị đe dọa kinh tế Thái Lan (19/03/2010)

>   Đức không muốn hỗ trợ Hy Lạp một cách vội vàng (18/03/2010)

>   Nhật Bản hướng tới ký kết EPA với các nước châu Á (18/03/2010)

>   Kêu gọi châu Á tăng cường hội nhập (18/03/2010)

>   Anh cảnh báo Trung Quốc về chủ nghĩa bảo hộ thương mại (18/03/2010)

>   IMF: Kinh tế thế giới phục hồi nhanh hơn dự báo (17/03/2010)

>   World Bank nâng dự báo kinh tế Trung Quốc (17/03/2010)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật