Thứ Năm, 18/03/2010 10:47

Kêu gọi châu Á tăng cường hội nhập

Lãnh đạo của 13 tổ chức kinh tế tư nhân của 11 nền kinh tế châu Á, trong đó có Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), vừa lên tiếng kêu gọi tăng cường hội nhập kinh tế khu vực thông qua việc tự do hóa thương mại và đầu tư.

Châu Á cần tăng cường hội nhập kinh tế khu vực.

Đây là một nội dung quan trọng trong tuyên bố chung phát hành sau Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nghiệp châu Á do Liên đoàn các tổ chức kinh tế Nhật Bản (Nippon Keidanren) tổ chức mới đây ở thủ đô Tokyo.

Trong tuyên bố chung này, lãnh đạo của 13 tổ chức kinh tế tư nhân châu Á cũng đưa ra hàng loạt các kiến nghị  như tăng cường hợp tác giữa chính phủ các nước châu Á và khu vực kinh tế tư nhân trong việc phát triển cơ sở hạ tầng trọng yếu của khu vực, trong đó có hệ thống giao thông, các cơ sở điện năng và cung cấp nước sạch; loại bỏ “các hạn chế đối với vốn đầu tư nước ngoài và các quy định không rõ ràng” nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự luân chuyển của luồng hàng hóa, dịch vụ và con người.

Các tổ chức này cũng kêu gọi mở rộng Sáng kiến Chiềng Mai (Chiang Mai) – một hệ thống chuyển đổi tiền tệ song phương giữa các nước trong khu vực châu Á. Ngoài ra, tuyên bố  cũng đề cập tới sự cần thiết phải thiết lập các hệ thống và khuôn khổ pháp lý để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.

Các đề xuất trong tuyên bố chung này sẽ được đệ trình lên Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), dự kiến sẽ diễn ra tại Nhật Bản vào tháng 11 năm nay.

WB nâng mức dự báo về tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc

Ngân hàng Thế giới (WB) đã điều chỉnh nâng mức dự báo tăng trưởng GDP năm 2010 của Trung Quốc từ 8,7% lên 9,5% trong báo cáo công bố ngày 17/3.

Theo WB, nhu cầu đối với hàng xuất khẩu của Trung Quốc cũng như đầu tư vào bất động sản tại quốc gia này hồi phục, đồng thời chi tiêu của chính phủ giảm sẽ là những động lực chính để thúc đẩy nền kinh tế lớn thứ ba thế giới này tăng trưởng trong năm tới. Lạm phát được dự báo sẽ ở mức vừa phải chủ yếu nhờ vào sự phục hồi của kinh tế toàn cầu. WB cho rằng hạn chế các nguy cơ tăng lạm phát, ổn định giá cả và duy trì dư nợ chính phủ ở mức kiểm soát là những nhiệm vụ chính của các nhà hoạch định chính sách trong năm tới.

Kể từ đầu năm nay, Chính phủ Trung Quốc đã yêu cầu các ngân hàng tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc nhằm hạn chế mức tiền các ngân hàng cho vay, đồng thời tăng lãi suất đối với các trái phiếu chính phủ kỳ hạn ba tháng và một năm. Mục tiêu của động thái này là nhằm giảm bớt sức ép lạm phát trong trường hợp các khoản nợ xấu tăng mạnh sẽ làm kinh tế tăng trưởng nóng và vỡ bong bóng bất động sản.

Trong báo cáo của WB, thể chế này cũng đã yêu cầu Trung Quốc tăng giá đồng Nhân dân tệ. Theo WB, việc Bắc Kinh thả nổi cho đồng Nhân dân tệ tăng giá sẽ giúp nước này kiềm chế được lạm phát và ngăn cản nguy cơ kinh tế tăng trưởng nóng.

Hàn Quốc bổ nhiệm Thống đốc Ngân hàng Trung ương

Tổng thống Hàn Quốc ngày 16/3 đã bổ nhiệm ông Kim Choong-soo, Đại sứ Hàn Quốc tại Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) làm Thống đốc mới của Ngân hàng Trung ương (BOK). Việc bổ nhiệm ông Kim vào vị trí Thống đốc BOK được cho là sự kỳ vọng lớn trong giai đoạn Hàn Quốc phải xem xét thực hiện chính sách thoát hiểm, siết chặt các chính sách kích thích tiền tệ và ngân sách đã thực thi trong giai đoạn trước nhằm ngăn chặn suy thoái kinh tế.

Nổi tiếng là một người ủng hộ cơ chế kinh tế thị trường, ông Kim được kỳ vọng sẽ giúp BOK tăng cường sự minh bạch và đóng vai trò lớn hơn trong việc phục vụ các lợi ích cộng đồng. Trên vai trò Thống đốc BOK, ông Kim cũng sẽ phải lãnh trách nhiệm xung kích của Hàn Quốc trong điều phối hợp tác tài chính quốc tế do Hàn Quốc là nước chủ nhà của hội nghị G-20 năm nay và sẽ tổ chức hội nghị các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc ngân hàng của G-20 vào tháng 6 tới.

Kim Choong-soo sinh năm 1947, có bằng tiến sĩ kinh tế Đại học Pennsylvania, từng đảm nhiệm chức vụ trợ lý cao cấp chính sách kinh tế Phủ tổng thống năm 2008. Trước đó, ông từng là Hiệu trưởng trường Đại học Hallym ở tỉnh Gangwon sau khi đã giữ chức Giám đốc Học viện tài chính công Hàn Quốc.

Giới chuyên gia phân tích kinh tế cho rằng, căn cứ vào quan điểm kinh tế của tân Thống đốc Kim và những yếu tố kinh tế bất ổn từ trong nước và rủi ro từ nước ngoài, có thể thấy lãi suất cơ bản sẽ tiếp tục được duy trì ở mức thấp trong thời gian tới. BOK rất khó có thể nâng mức lái suất trong 6 tháng đầu năm.

Các công ty tài chính nước ngoài đang rút dần khỏi Nhật Bản

Trong báo cáo mới nhất của mình, công ty Executive Search Partners Co. (ESP) nhận định: “Nhiều công ty tài chính nước ngoài đã cho rằng việc đầu tư vào thị trường Nhật Bản không mang lại lợi nhuận”. Vì vậy, họ đang cắt giảm nhân công và chuyển dần các bộ phận sang các nước khác trong khu vực. Chẳng hạn, tập đoàn ngân hàng HSBC của Anh đã chuyển bộ phận nghiên cứu và đầu tư chứng khoán sang văn phòng của HSBC ở Hồng Kông.

ESP cũng dẫn lời lãnh đạo của một công ty tài chính châu Âu cho biết lợi nhuận ở Nhật Bản hiện nay thấp hơn 1/2 so với giai đoạn hưng thịnh nhất. “Nhiều công ty nước ngoài đang cắt giảm nhân công và chuyển nguồn nhân lực này sang các nền kinh tế mới nổi ở châu Á”.

Katsunobu Komizo, Giám đốc Điều hành kiêm sáng lập viên của ESP, nói: “Việc các công ty tài chính nước ngoài rút khỏi Nhật Bản sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới bởi vì, các công ty tài chính nước ngoài đã hỗ trợ vốn cho các công ty Nhật Bản để thâm nhập vào các thị trường nước ngoài và hỗ trợ các nhà đầu tư cá nhân quản lý nguồn vốn của mình”. 

Honda Motor tiếp tục thu hồi 412.000 xe tại thị trường Mỹ

Tập đoàn sản xuât ôtô lớn thứ hai Nhật Bản Honda Motor sẽ tiếp tục tiến hành thu hồi 412.000 xe tại thị trường Mỹ để sửa chữa các lỗi liên quan tới hệ thống phanh. Đối tượng của đợt thu hồi lần này gồm 344.000 xe minivan Odyssey và 68.000 xe Element SUV đời 2007-2008. Honda cho biết người sử dụng 2 mẫu xe trên có thể sẽ cảm thấy chân phanh rất mềm và phải nhấn thật sâu xuống sàn xe thì hệ thống phanh mới hoạt động hữu hiệu.

Nhà sản xuất xe Nhật Bản cũng khẳng định lỗi chân phanh này không xuất hiện trong tất cả các xe nằm trong đợt thu hồi nhưng Honda vẫn quyết định sửa chữa toàn bộ nhằm mang lại cho khách hàng sự yên tâm về chất lượng xe của Honda.

Hồi tháng 2/2010, Honda cũng đã phải thu hồi 437.000 xe có lỗi liên quan tới hệ thống túi khí. Đợt thu hồi xe thứ hai trong vòng 2 tháng liên tục diễn ra trong bối cảnh nhà sản xuất xe hơi số 1 Nhật Bản là Toyota đã phải thu hồi hàng triệu xe trên thế giới, khiến cho danh tiếng của các nhà chế tạo ôtô Nhật Bản bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Linh Đức

CHÍNH PHỦ

Các tin tức khác

>   Anh cảnh báo Trung Quốc về chủ nghĩa bảo hộ thương mại (18/03/2010)

>   IMF: Kinh tế thế giới phục hồi nhanh hơn dự báo (17/03/2010)

>   World Bank nâng dự báo kinh tế Trung Quốc (17/03/2010)

>   Nhật tăng cường kích thích kinh tế (17/03/2010)

>   Kinh tế châu Á tăng trưởng trở lại (17/03/2010)

>   Nga nâng dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2010 (16/03/2010)

>   Mỹ, Anh có nguy cơ mất định mức tín nhiệm Aaa (16/03/2010)

>   Eurozone sẵn sàng giúp Hy Lạp vượt khủng hoảng (16/03/2010)

>   Kinh tế châu Á đã khôi phục nhịp độ tăng trưởng (16/03/2010)

>   Châu Âu tiếp tục hứa suông với Hy Lạp (16/03/2010)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật