Thứ Ba, 09/02/2010 08:43

Thị trường chứng khoán sẽ phát triển bền vững

Trong quý II và III-2009, TTCK được hỗ trợ tích cực bởi kết quả kinh doanh khả quan của các doanh nghiệp niêm yết (DNNY). Liệu VN Index có tăng điểm trước “bức tranh đẹp” của báo cáo tài chính quý IV-2009?

Đột biến lợi nhuận

Những kết quả thống kê cho thấy tình hình lợi nhuận của các DNNY khá sáng sủa, rất ít DN làm ăn thua lỗ. Khảo sát 135 trong tổng số 215 DNNY trên sàn HOSE (chiếm trên 65% giá trị vốn hóa toàn thị trường), có 9/135 DN báo cáo lỗ trong quý IV.

Tính chung cả năm 2009, chỉ có 4/135 DN thua lỗ. So với cùng kỳ năm 2008, số lượng DN có lợi nhuận âm giảm đi đáng kể. Đáng chú ý, kết quả thống kê cho thấy nhiều DN có mức lợi nhuận đột biến trong quý IV. So với lợi nhuận cả năm 2009, lợi nhuận quý IV của các DN này chiếm đến 40-50%. Thậm chí, một số DN có lợi nhuận quý IV gấp 2-3 lần tổng lợi nhuận cả năm. Đây chính trường hợp của các DN đảo chiều đột ngột từ lỗ sang lãi như TAC, PVT...

Có lẽ vì lý do đó, CP của các DN này có nhiều phiên tăng trần liên tiếp bất chấp xu hướng giảm giá của thị trường. Hiện tượng đột biến lợi nhuận trong quý IV không phải chuyện hiếm khi có đến 27 trên tổng số 111 DN được khảo sát (tỷ lệ 24,3%) có lợi nhuận cao bất thường trong quý IV so với xu hướng 3 quý trước đó. Xét chung cả năm 2009, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế của 111 DN là 134% so với năm ngoái. Đây là mức tăng trưởng khá cao so với mức tăng trưởng 50% của VN Index.

Trong quý II và III-2009, TTCK được hỗ trợ tích cực bởi kết quả kinh doanh khả quan của các DNNY. Do đó, nhiều khả năng thị trường sắp tới có thể tăng điểm nhờ bức tranh tài chính quý IV khá đẹp.

Mức giá hấp dẫn

Khả năng tăng điểm của thị trường trong thời gian tới được ủng hộ về mặt định giá. Với mức P/E hiện tại 11,51 lần, VN Index đang rẻ hơn mức trung bình 20 lần của các thị trường khác. Nếu chúng ta chấp nhận mức P/E (mức P/E bình quân của chỉ số S&P từ trước đến nay) bằng 15,7 lần cho VN Index, mức giá hiện nay vẫn khá hấp dẫn để đầu tư. Cụ thể, VN Index kết thúc năm 2009 ở mức 494,77 điểm, nếu như P/E tăng 36,4% (từ 11,51 lần lên mức 15,7 lần), chỉ số VN Index có thể đạt mức 674 điểm.

Các giao dịch gần đây của khối ngoại cũng cho thấy tín hiệu tích cực. Thống kê cho thấy khối ngoại đang mua ròng 19 phiên liên tiếp tại HOSE với giá trị 1.359 tỷ đồng. Điều này cho thấy khối ngoại đang đánh giá tích cực TTCK Việt Nam. Đáng chú ý, hiệu quả giao dịch của khối ngoại trong năm 2009 khá cao khi mua ở vùng giá thấp và bán ở vùng giá cao. Do đó, động thái mua ròng của các NĐTNN trong thời gian gần đây có thể gợi ý khả năng tăng điểm cho VN Index.

Không nên quá lạc quan

Mặc dù VN Index có khả năng tăng điểm trong thời gian sắp tới, NđT không nên lạc quan thái quá. VN Index khó lặp lại kịch bản tăng mạnh như năm 2009 do tình hình kinh tế vĩ mô năm 2010 chưa thực sự bền vững. Nhận định của các chuyên gia kinh tế cho thấy lạm phát hoàn toàn có khả năng tăng cao trở lại, VNĐ chịu áp lực giảm giá cùng với đà tăng trưởng của nền kinh tế. Xu hướng thận trọng cũng là nét chính của kinh tế thế giới trong năm 2010. Theo nhận định của IMF và WB, tăng trưởng kinh tế năm 2010 “chưa thực sự bền vững, dễ vỡ và hoàn toàn có khả năng xảy ra khủng hoảng kép”.

Năm 2010, các chính sách tiền tệ và tài khóa sẽ được Chính phủ và NHNN cân nhắc nhằm đảm bảo cho sự ổn định của kinh tế vĩ mô hơn ưu tiên cho tăng trưởng. Các chính sách điều hành sẽ cố gắng cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và lạm phát. Do đó, chính sách ưu tiên cho sự ổn định có thể tạo ra kịch bản có nhiều răng cưa (nhiều đợt sóng) trên TTCK. Theo đó, VN Index chuyển động với nhiều đợt sóng trong khung 900-1.100 khi Việt Nam cố gắng dung hòa giữa hai mục tiêu tăng trưởng kinh tế và lạm phát.

Ở góc độ các ngành, rủi ro cũng khá lớn. Hiện nay, TTCK Việt Nam được dẫn dắt bởi 3 nhóm ngành lớn là bất động sản, ngân hàng và CK. Sự dẫn dắt của khối tài chính do giá trị vốn hóa của khối này khá lớn, chiếm khoảng 30% giá trị vốn hóa toàn thị trường. Hơn nữa, tính thanh khoản CP của khối tài chính cao nên được NĐT ưa chuộng.

Năm 2010, ngành ngân hàng đối diện rủi ro thanh khoản do sự mở rộng tín dụng (37%) trong năm 2009 cao hơn nhiều so với tốc độ huy động vốn (28%). Thống kê cho thấy, một số ngân hàng hiện đang niêm yết trên sàn có chỉ tiêu dư nợ cho vay/huy động vốn ở mức trên 90%. Do đó, tăng trưởng của ngành ngân hàng sẽ bị hạn chế trong năm 2010 bởi vấn đề an toàn thanh khoản. Trong khi đó, hoạt động của ngành bất động sản chịu tác động lớn của tăng trưởng tín dụng. Nếu như tình hình vĩ mô biến động xấu buộc NHNN phải thắt chặt tín dụng trong năm 2010, ngành bất động sản có thể bị ảnh hưởng tiêu cực.

Lê Đạt Chí - Trưởng bộ môn Đầu tư tài chính ĐH Kinh tế TPHCM

SÀI GÒN GIẢI PHÓNG

Các tin tức khác

>   Từ 10-4, công ty chứng khoán phải đóng cửa đại lý nhận lệnh (08/02/2010)

>   Sàn chứng khoán Hà Nội bắt đầu giao dịch trực tuyến (08/02/2010)

>   VIC chốt danh sách tiến hành ĐHĐCĐ thường niên 2010 (08/02/2010)

>   Vốn ngoại âm thầm chảy vào Việt Nam (08/02/2010)

>   DMC, HMC và NTL chốt danh sách tổ chức ĐHĐCĐ 2010 (08/02/2010)

>   Thúc thủ khi xử lý số cổ phiếu “rác” (08/02/2010)

>   Nhà đầu tư và giấc mơ tỷ phú! (08/02/2010)

>   Thời của đầu tư giá trị? (08/02/2010)

>   TISCO trở thành công ty đại chúng (08/02/2010)

>   VN-Index sau Tết Nguyên đán: Cơ hội hay rủi ro? (08/02/2010)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật