Thứ Năm, 18/02/2010 11:06

Năm nay sẽ là năm của tăng trưởng

Một năm sau tâm bão khủng hoàng đi qua, chiến lược của của quỹ đầu tư Dragon Capital (DC) đã chuyển từ ưu tiên giữ tiền mặt sang ưu tiên tăng trưởng. Ông Dominic Scriven, Tổng giám đốc Dragon Capital (DC) chia sẽ về cơ hội đầu tư năm 2010.

Thưa ông, năm 2009 DC đã thanh lý một vài khoản đầu tư cổ phiếu với giá rất thấp. Đến nay, ông có cảm thấy tiếc về đã bán rẻ cổ phiếu?

Thời điểm cuối năm 2008 đầu năm 2009, nhiều nhà đầu tư, quỹ đầu tư trên thế giới, trong đó có cả chúng tôi bức xúc về tình hình tài chính toàn cầu. Thực sự, có một mối lo về sụp đổ của hệ thống tài chính tư bản toàn cầu ở nhiều nơi. Lúc đó, Hội đồng đầu tư yêu cầu chúng tôi phải giảm mức độ rủi ro, tăng lượng tiền mặt đề phòng trường hợp xấu nhất xảy ra. Nhưng sau đó thị trường phục hồi rất nhanh khiến nhiều người phải bất ngờ, các cổ phiếu chúng tôi đã bán đều tăng giá cao. Thực sự vào thời điểm đó, lý do DC bán là vì ưu tiên tiền mặt chứ không phải đánh giá thấp các công ty.

Bây giờ đã đến thời điểm DC ưu tiên giữ cổ phiếu, giảm lượng tiền mặt chưa?

 “Nếu Việt Nam cần nguồn vốn dài hạn bền vững, thì cần có sân chơi mà các yếu tố rủi ro được quản trị rõ ràng” - Dominic Scriven, Tổng giám đốc Dragon Capital.

Năm 2009 đã chứng kiến sự phục hồi của các nền kinh tế thì năm 2010 sẽ là giai đoạn tăng trưởng. Năm vừa rồi, DC đặt mục tiêu quản trị rủi ro tương đối cao. Năm nay sẽ chú trọng đến tăng trưởng cân đối với mục tiêu quản trị rủi ro.

Hoàn toàn có cơ sở để đặt mục tiêu này ở cấp vĩ mô. Tăng trưởng trong nước là có. Kinh tế thế giới có tăng trưởng không chắc phải chờ thêm.

Trong các vấn đề vĩ mô, ông lưu tâm nhất đến vấn đề nào?

Nhập siêu và huy động vốn nước ngoài để bù lại cán cân thanh toán, kiểm soát lạm phát và có chính sách lãi suất phù hợp cho tăng trưởng... Đây là một chuỗi vấn đề có liên quan đến nhau. Theo tôi năm nay tỷ giá không phải là vấn đề dáng lo ngại như năm ngoái.

Chúng tôi theo dõi lạm phát, đánh giá lạm phát sau hai tuần một. Lạm phát tháng 1 năm nay cao hơn một số năm trước, cần phải theo dõi xem lạm phát do yếu tố nội tại hay giá cả hàng hóa thế giới. Chắc chắn rằng, giá lương thực thực phẩm trên toàn cầu đang tăng và chúng ta phải theo dõi xem tăng trưởng tín dụng nhanh trong các tháng trước có gây ra lạm phát thời gian tới hay không?

Theo ông, ý nghĩa của việc Chính phủ Việt Nam phát hành thành công 1 tỷ USD trái phiếu ở nước ngoài là gì?

Đây là mức kỷ lục. Đáng để chúc mừng Bộ Tài chính và Chính phủ Việt Nam. Nhưng khoản tiền này chỉ tương đương 1 tháng nhập siêu, nên không nên kỳ vọng nó tác động lớn đến các vấn đề về ngoại hối.

Tuy nhiên, tôi thấy sự việc này có ý nghĩa lớn là Việt Nam đã đối thoại với các thị trường tài chính quốc tế, qua đó giới thiệu mình với nhà đầu tư ở các thị trường lớn, giúp họ hiểu rõ Việt Nam hơn. Nên biết rằng, các thị trường trung tâm tài chính lớn ở xa Việt Nam, khi muốn tìm hiểu về Việt Nam họ không vào mạng để đọc báo, mà vào Bloomberg xem giá trái phiếu quốc gia Việt Nam.

Theo ông, Việt Nam cần làm gì đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư gián tiếp?

Tùy Việt Nam cần thu hút loại vốn nào. Nếu cần vốn mạo hiểm thì chính sách không cần nới rộng vốn cũng có thể vào. Còn cần nguồn vốn dài hạn bền vững đòi hỏi sân chơi mà các yếu tố rủi ro được quản trị rõ ràng.

Năm nay, ông quan tâm đến ngành?

Theo tôi, những ngành tập trung vẫn là ngân hàng, thực phẩm, dược phẩm, xây nhà ở, các ngành xuất khẩu có thế mạnh của Việt Nam. Cơ hội cũng sẽ đến từ cổ phần hóa các DN lớn nếu Nhà nước thay đổi phương thức cổ phần hóa, thỏa thuận trước với nhà đầu tư chiến lược, thay vì bán đấu giá cổ phần rồi lấy giá đó để chào bán cho cổ đông chiến lược.

Chìa khóa cổ phần hóa là kết hợp nhiều nguồn lực. Nếu bán một ít cho nhà đầu tư cá nhân không thay đổi được quản trị DN. Quy định mới đã cho phép DN lớn cổ phần hóa thỏa thuận với nhà đầu tư chiến lược trước khi bán cho cổ đông đại chúng, nhưng chưa có trường hợp DN nào bắt đầu thực hiện.

Theo đánh giá của ông, mặt bằng giá chứng khoán ở Việt Nam có rẻ hơn so với các nước trong khu vực?

Phải xem DN niêm yết làm ăn ra sao trong năm 2009 và triển vọng năm 2010. Đặc biệt chú ý đến kế hoạch tăng vốn pha loãng cổ phiếu như thế nào, tăng trưởng của ngành nghề cốt lõi, hoạt động ngoài ngành ở mức độ nào và khả năng dự báo.

Nhìn vào mức độ tăng trưởng công ty và đánh giá giá trị DN, nếu không có thay đổi lớn thì mặt bằng giá cổ phiếu ở Việt Nam tương đối hấp dẫn. Nhưng không có nghĩa là thấp so với mặt bằng chung so với các nước trong khu vực, mà nó ở khúc giữa.

Nếu năm 2010 các DN tăng trưởng cao hơn dự báo thì giá hiện nay có thể coi là thấp. Chúng ta cùng chờ đợi một mức tăng trưởng cao của DN niêm yết trong năm nay.

Hương Nguyễn

ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN

Các tin tức khác

>   2010, năm của sự phục hồi bền vững và ổn định (18/02/2010)

>   Năm 2010, Vinasun sẽ nâng đội xe taxi thêm 1,000 chiếc (18/02/2010)

>   Những năm tháng gieo hạt và ươm mầm (18/02/2010)

>   Nghề nhộn nhạo (18/02/2010)

>   Tự bạch một năm lướt sóng (12/02/2010)

>   Nhiều DN sàn HNX thông báo họp ĐHĐCĐ 2010 (12/02/2010)

>   TTCK Việt Nam nhìn từ 8 trạng thái tâm lý (12/02/2010)

>   Năm mới, thắng lợi mới (13/02/2010)

>   6 DN sàn HOSE thông báo họp ĐHĐCĐ thường niên 2010 (12/02/2010)

>   Thông sàn HNX qua cảm nhận của các thành viên thị trường (12/02/2010)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật