Thứ Năm, 25/02/2010 18:32

Kinh tế châu Á với những tín hiệu tích cực

Trong khi Hy Lạp ngấp nghé bờ vực vỡ nợ quốc gia, Dubai đau đớn với tình trạng phá sản doanh nghiệp, 9,7% dân số Mỹ không có việc làm, người dân ở hầu hết các nước châu Á dường như đã quên hẳn khái niệm khủng hoảng.

Đây là những bình luận được đưa ra trong bài viết phân tích về quá trình hồi phục kinh tế ở châu Á đăng trên tờ "Thời báo Tài chính" của Anh ra ngày 24/2.

Trong bài viết, tác giả cho rằng các nền kinh tế châu Á đã phục hồi nhanh chóng sau khủng khoảng với một loạt nước và vùng lãnh thổ thông báo mức tăng trưởng kinh tế ấn tượng trong quý IV/2009.

Cùng ngày, Malaysia trở thành quốc gia mới nhất trong khu vực thông báo Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) 3 tháng cuối năm ngoái tăng tới 4,5% so với cùng kỳ năm ngoái. GDP của Khu hành chính đặc biệt Hokong thuộc Trung Quốc tăng 2,3%, cao hơn so với dự đoán trước đó. Đài Loan cũng thông báo mức tăng trưởng kinh tế ấn tượng 9,2% cả năm, trong khi Thái Lan tỏ ra không "kém cạnh" khi thông báo tốc độ hồi phục 5,8%.

Trước đó, hai nền kinh tế khổng lồ trong khu vực là Trung Quốc và Nhật Bản ghi nhận các mức tăng GDP tương ứng 10,7% và 4,6% trong quý IV/2009. Tăng trưởng của Hàn Quốc và Indonesia quý IV/2009 cũng đều đạt trên 5%.

Chiều hướng tăng trưởng ở châu Á khiến nhiều nền kinh tế lạc quan nâng dự báo tăng trưởng trong năm nay, trong đó Malaysia và Hongkong đều dự báo mức tăng 5%. Ngay cả Singapore, nơi GDP quý IV/2009 giảm nhẹ, cũng nâng mức dự báo tăng trưởng năm nay từ 4,5-6,5%, cao hơn mức dự báo trước đó 1 tháng.

Các nhà kinh tế cho rằng không có nhiều lý do để nghi ngờ sự lạc quan kể trên, một phần bởi các nền kinh tế châu Á đều có xuất phát điểm khá thấp, hoặc tăng trưởng thấp hoặc giảm trong năm ngoái. Ngoài ra, các nền kinh tế châu Á đã nhận được những hiệu ứng tích cực từ các biện pháp kích thích trước đó.

Theo các nhà kinh tế, tốc độ hồi phục nhanh chóng trong quý IV/2009 của các nền kinh tế châu Á chủ yếu nhờ vào xuất khẩu, trong đó phần lớn sang Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ ba thế giới.

So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch xuất khẩu tháng 12/2009 của Hàn Quốc sang thị trường Trung Quốc tăng 94%; của Đài Loan tăng 91,2% và của Malaysia tăng 52,9% so với tháng trước đó.

Một tín hiệu tích cực nữa là mức tăng xuất khẩu ở hầu hết các nền kinh tế châu Á hiện vẫn thấp hơn tốc độ tăng trưởng công nghiệp.

Nhà kinh tế Kem Caracadat tại Credit Suisse nhận định mô hình phục hồi hình chữ V của khu vực công nghiệp đã rõ ràng hơn, cho thấy mức tăng trong khu vực này lớn hơn xuất khẩu, chứng tỏ nhu cầu trong khu vực này đang tăng nhanh hơn nhu cầu bên ngoài.

Tuy nhiên, ông Caracat cho rằng vẫn còn quá sớm để châu Á cải cách cơ cấu nhằm góp phần lấy lại cân bằng cho nền tài chính toàn cầu./.

Vietnam +

Các tin tức khác

>   Mỹ thông qua một dự luật kích thích tạo việc làm (25/02/2010)

>   IMF: Nên chuyển chính sách chống khủng hoảng (25/02/2010)

>   Thế giới sắp chứng kiến cuộc xung đột tài nguyên mới? (25/02/2010)

>   Giảm thâm hụt ngân sách là thoát khủng hoảng (24/02/2010)

>   Kinh tế Ấn Độ có thể tăng trưởng 8% trong tài khóa tới (23/02/2010)

>   Tăng trưởng kinh tế Châu Phi có thể đạt 7% năm 2011 (23/02/2010)

>   Thông điệp của khủng hoảng kinh tế toàn cầu (23/02/2010)

>   Đài Loan, Thái Lan thoát khỏi suy thoái (22/02/2010)

>   London hút đầu tư nước ngoài nhiều nhất châu Âu (22/02/2010)

>   Mỹ sẽ thâm hụt ngân sách khoảng 1.556 tỷ USD trong năm nay (22/02/2010)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật