Thứ Năm, 25/02/2010 11:48

IMF: Nên chuyển chính sách chống khủng hoảng

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vừa kêu gọi các nền kinh tế trên thế giới định hướng lại và bắt đầu thực hiện chiến lược thoát khỏi các chính sách chống khủng hoảng.

>>Giảm thâm hụt ngân sách là thoát khủng hoảng

Trong nghiên cứu "Thoát khỏi các chính sách can thiệp thời khủng hoảng", IMF nhấn mạnh nền kinh tế toàn cầu đang hồi phục nhờ chính sách hỗ trợ tiền tệ và tài chính, và nay đã đến lúc các nền kinh tế cần khẩn cấp tính đến việc chuyển hướng chính sách này .

Chi phí cho cuộc chiến chống khủng hoảng với các gói kích cầu tiêu dùng trên toàn cầu đã lên tới nhiều nghìn tỷ USD, nhưng tiến độ phục hồi kinh tế thế giới sẽ chậm lại nếu không có sự hỗ trợ chính sách.

Vì vậy, các nền kinh tế vẫn cần ưu tiên duy trì phục hồi nhưng về nguyên tắc, thời điểm để chuyển hướng chính sách hỗ trợ tiền tệ và tài chính đòi hỏi tăng trưởng kinh tế đã bền vững, nợ công được cải thiện và khu vực kinh tế tư nhân đã đủ sức thúc đẩy nền kinh tế trong nước.

Các nhà kinh tế của IMF khuyến cáo rằng các nền kinh tế công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới cần duy trì các gói kích thích kinh tế trong năm 2010, nhưng cần bắt đầu siết chặt chính sách tiền tệ và tài chính vào năm 2011, nếu tiến độ phục hồi kinh tế tiếp tục như hiện nay.

Các nền kinh tế mới nổi tăng trưởng nhanh có thể siết chặt tiền tệ và tài chính ngay trong năm 2010, đặc biệt trong một số trường hợp đặc thù có thể siết chặt chính sách này trước khi nền kinh tế phục hồi.

IMF cũng nhấn mạnh di sản của khủng hoảng kinh tế là nợ công tăng cao, đặc biệt ở các nền kinh tế tiên tiến, do khủng hoảng làm mất nhiều nguồn thu ngân sách chứ không phải do các gói kích cầu kinh tế. Do vậy, mục tiêu của chiến lược thoát khỏi khủng hoảng là đảo ngược xu thế tăng nợ công. Tiến trình này phải mất nhiều năm và phải đi kèm với nhiều biện pháp và lựa chọn chính sách.

Loại bỏ các gói kích cầu kinh tế có thể thực hiện theo nhiều giai đoạn để đảm bảo các biện pháp tài chính không gây tổn thương chính sách tiền tệ. Tuy nhiên, khi thời điểm đã chín muồi với các lựa chọn chính sách thích hợp, trước hết cần ưu tiên thực hiện chiến lược thoát khỏi chính sách hỗ trợ tài chính trước, sau đó sẽ thực hiện chính sách siết chặt tiền tệ.

Một khuôn khổ quy chế tài chính mới và nhiều nguồn vốn hơn nữa là cần thiết để loại trừ các nguy cơ xuất phát từ việc chấm dứt thực hiện chính sách hỗ trợ tài chính và tiền tệ thời khủng hoảng.

Anh Tuấn

Vietnam+

Các tin tức khác

>   Thế giới sắp chứng kiến cuộc xung đột tài nguyên mới? (25/02/2010)

>   Giảm thâm hụt ngân sách là thoát khủng hoảng (24/02/2010)

>   Kinh tế Ấn Độ có thể tăng trưởng 8% trong tài khóa tới (23/02/2010)

>   Tăng trưởng kinh tế Châu Phi có thể đạt 7% năm 2011 (23/02/2010)

>   Thông điệp của khủng hoảng kinh tế toàn cầu (23/02/2010)

>   Đài Loan, Thái Lan thoát khỏi suy thoái (22/02/2010)

>   London hút đầu tư nước ngoài nhiều nhất châu Âu (22/02/2010)

>   Mỹ sẽ thâm hụt ngân sách khoảng 1.556 tỷ USD trong năm nay (22/02/2010)

>   2010 là cột mốc cho tăng trưởng kinh tế châu Á (21/02/2010)

>   Kinh tế thế giới 2010: Đứng vững chạy tiếp (19/02/2010)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật