Thứ Ba, 09/02/2010 16:21

Doanh nghiệp, ngân hàng cùng “kẹt” vốn

Tại buổi họp giao ban về hoạt động sản xuất công nghiệp và thương mại tháng 1-2010 do Bộ Công Thương tổ chức ngày 8-2, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Thành Biên, cho biết một trong những vấn đề đáng lưu ý nhất hiện nay chính là việc các doanh nghiệp đang rất khát vốn đầu tư sản xuất, thu mua hàng hóa.

Theo ông Biên, nhiều mặt hàng nông sản đang vào vụ thu hoạch, nhưng nông dân đang phải đối mặt với chuyện giá thu mua nông sản giảm mà nguyên nhân là do các doanh nghiệp không vay được tiền từ ngân hàng để thu mua.

Ông Biên đưa ví dụ như cà phê đang vào vụ thu hoạch nhưng các doanh nghiệp khó vay vốn từ ngân hàng, nên giảm lượng thu mua cà phê từ nông dân, khiến khả năng “được mùa rớt giá” rất dễ xảy ra.

Thứ trưởng cũng nhận định, không chỉ có cà phê, nhiều ngành nghề kinh doanh, sản xuất khác cũng đang cần bơm vốn đề duy trì và mở rộng hoạt động sản xuất trước, trong và sau tết.

Đem vấn đề này đi hỏi thì được các ngân hàng giải đáp rằng ngân hàng cũng đang rất khó khăn về nguồn vốn do không thể huy động được vốn từ dân cư vì lãi suất huy động không hấp dẫn. Bà Nguyễn Thị Tâm, Phó tổng giám đốc Ngân hàng Techcombank, cho biết ngân hàng hiện vẫn cố gắng đáp ứng vốn cho những doanh nghiệp đã được cấp hạn mức trong năm 2010.

“Tuy nhiên, tăng hạn mức là điều không thể hiện nay cũng như ngân hàng sẽ xem xét rất kỹ lưỡng đối với những doanh nghiệp mới vay vốn tại ngân hàng”, bà nói. Bà Tâm cho biết nếu tình trạng kẹt vốn từ phía ngân hàng còn tiếp diễn thì không chỉ cà phê mà các ngành khác cũng không là ngoại lệ. “Khách hàng của Techcombank cũng bị ảnh hưởng vì làm ăn cùng các doanh nghiệp khác mà các doanh nghiệp này lại không được ngân hàng khác giải ngân để thanh toán”, bà nói. 

Giám đốc chi nhánh của một ngân hàng quốc doanh nói đã ngưng cho vay vì trụ sở không cấp hạn mức để tăng tín dụng cũng như chi nhánh không tăng được huy động vốn.

Một lãnh đạo của Ngân hàng BIDV thì cho biết tháng 1, huy động vốn của ngân hàng này bị sụt giảm trong khi cho vay tăng đến 2,8%; do vậy ngân hàng chỉ cố gắng hết sức để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

Theo vị này, không chỉ vì lãi suất huy động của ngân hàng không cao khiến ngân hàng thiếu vốn cho vay, mà còn vì các doanh nghiệp do khó khăn về đầu ra sản phẩm nên chậm quay vòng vốn để trả lại tiền cho ngân hàng, rồi lại đi vay tiếp các khoản mới nên ngân hàng không thể đáp ứng hết được. 

Theo một số chuyên gia kinh tế, nếu các ngân hàng không đáp ứng kịp thời nguồn vốn cho doanh nghiệp đầu tư mở rộng sản xuất ngay từ những tháng đầu năm, khả năng sẽ ảnh hưởng đến tốc độ phát triển kinh tế chung của cả nước trong các tháng còn lại của năm 2010.

Để giải quyết vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng cho biết sẽ có báo cáo với Chính phủ về tình trạng khó vay vốn của doanh nghiệp và đề nghị Chính phủ chỉ đạo các ngân hàng tìm hướng tháo gỡ.

Văn Nam – Thủy Triều

TBKTSG

Các tin tức khác

>   Gửi tiết kiệm là thượng sách (10/02/2010)

>   Đối mặt thách thức và nhìn ra cơ hội (09/02/2010)

>   Công tác giám sát vĩ mô giúp ổn định thị trường tài chính (08/02/2010)

>   IMF: Việt Nam ngày càng có vị trí quan trọng trong khu vực (08/02/2010)

>   Làm tiền nhờ kẽ hở chính sách (08/02/2010)

>   Hoàn thiện khung pháp lý cho kiểm toán độc lập (05/02/2010)

>   Chính sách tỷ giá: Tâm điểm vĩ mô 2010 (04/02/2010)

>   Sẽ làm rõ việc chi tiêu 17.000 tỷ đồng (04/02/2010)

>   Tài khóa và tiền tệ: Chưa đồng bộ (28/01/2010)

>   TP.HCM: Các công ty cho thuê tài chính lỗ 1.422 tỷ đồng (27/01/2010)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật