Thứ Hai, 01/02/2010 10:18

Chứng khoán: Kỳ vọng thay đổi năm 2010

Một nhà đầu tư nói vui rằng, nếu được bình chọn sự kiện tiêu biểu liên quan đến thị trường chứng khoán năm 2009, có lẽ anh vẫn sẽ chọn “một năm của những tin đồn”.

Câu chuyện tưởng chừng như cũ rích này đã trở nên nghiêm trọng hơn trong năm qua và sẽ còn tiếp diễn nếu cơ quan quản lý không nặng tay hơn trong những hình phạt răn đe và tự NĐT phải nâng cao sức đề kháng của mình bằng những kiến thức và kinh nghiệm.

Vì sao tin đồn vẫn có đất “dụng võ”?

Là một NĐT lớn, quản lý nguồn vốn không nhỏ giúp nhiều người, NĐT trên cho biết hàng ngày anh nhận được nhiều nhất là các thông tin từ khách hàng, bạn bè nhờ kiểm chứng những tin đồn nhận được, không chỉ là các tin liên quan đến chính sách, mà đa số là tin về hoạt động của DN, tin sẽ có nhóm “đánh lên, đánh xuống” một số CP nào đó.

Tuy nhiên, NĐT này cũng khẳng định trong hàng chục cuộc điện thoại anh gọi đến bộ phận công bố thông tin của DN chỉ duy nhất một lần có được câu trả lời chung chung, còn lại đều không thể liên lạc vì vô vàn lý do khác nhau.

Không phải ngẫu nhiên thị trường gần đây xuất hiện quá nhiều tin đồn và quá nhiều NĐT quan tâm đến tin đồn. Rất nhiều trường hợp các tin đồn có độ chính xác cao đến mức mà nếu được lặp lại NĐT không thể không tin. Hiện có quá nhiều kẽ hở trong các khâu xử lý thông tin từ DN đến thị trường. Có những văn bản công bố thông tin được đăng tải lên mạng của  sở giao dịch chậm hơn nhiều ngày so với thời điểm ký còn giá CP thì đã tăng trước cả tuần lễ.

Theo đại diện NH SHB đang niêm yết tại HNX, tới đây cần tăng cường các kênh liên lạc giữa NĐT và Cty niêm yết, sử dụng hiệu quả hơn công cụ website. “Nhiều Cty đại chúng không có website và mức độ minh bạch hóa thấp, thông tin đưa ra có độ trễ rất lớn. Trong trường hợp đó cơ quan quản lý cũng cần có chế tài xử phạt phù hợp để khuyến khích các Cty cải thiện chất lượng nhiệm vụ thiết lập quan hệ với NĐT”-đại diện này đưa ra ý kiến tại hội nghị triển khai nhiệm vụ TTCK 2010 mới đây.

Năm 2009 có lẽ là năm mà các sở giao dịch yêu cầu DN công bố, xác thực nhiều tin đồn nhất. Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng - Phó TGĐ HoSE, sở này có hẳn bộ phận theo dõi tin đồn: “Khi có tin đồn đến, chúng tôi phải xác định đâu là những tin đồn có cơ sở hay những tin đồn cần kiểm chứng. Những tin đồn liên quan đến hoạt động của Cty niêm yết như tin đồn chia cổ tức, ký kết hợp đồng, lợi nhuận bao nhiêu...  thì chúng tôi sẽ yêu cầu DN xác nhận ngay. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều tin đồn không có căn cứ, chẳng hạn cổ đông lớn của Cty này sẽ mua bao nhiêu... thì rất khó xác định, chúng tôi cũng không có căn cứ để yêu cầu giải trình”.

Bình luận về tác động của tin đồn, đại diện này cũng cho rằng về cơ bản các quy định đã khá rõ ràng, còn đối với các loại tin đồn không căn cứ, để tin đồn có đất dụng võ thì cơ bản nhất vẫn phụ thuộc vào NĐT xử lý thông tin như thế nào và đầu tư theo dạng nào.

Giám sát vẫn là gánh nặng

Ông Vũ Bằng - Chủ tịch UBCKNN - mới đây cũng thừa nhận việc kiểm soát các tin đồn là công việc hết sức khó khăn, phức tạp vì tin đồn lan truyền bằng nhiều con đường khác nhau mà mới đây là nở rộ qua tin nhắn. UBCK đã có văn bản chính thức gửi Bộ Thông tin - Truyền thông đề nghị phối hợp chấn chỉnh, bước đầu hối hợp với công an để nếu có tin đồn sẽ phối hợp điều tra, đồng thời yêu cầu các sở yêu cầu chính các DN phải chủ động công bố thông tin.

Tuy nhiên, UBCKNN cho rằng việc điều tra xử phạt giao dịch thao túng là rất khó. Ông Bằng cho biết, ngay với các nước, điều tra 50 vụ cũng chỉ xử ký được 1-2 vụ. UBCK các nước có nghiệp vụ điều tra, ghi âm, phong tỏa tiền và nhiều biện pháp khác để truy xét, kết luận thuận lợi hơn. Mức xử phạt của họ rất cao và sau khi kết luận đều có tòa với thẩm phán độc lập và tạo điều kiện cho xử phạt rất nặng. UBCKNN hiện chưa có những thẩm quyền, chưa kể đến mức phạt còn thấp, khung pháp lý chưa đầy đủ.

Về phía các cơ quan quản lý, nhiệm vụ hàng đầu là xây dựng khung pháp lý và quy chế chặt chẽ để nghĩa vụ công bố thông tin được thực hiện tốt hơn. Đại diện UBCKNN cho biết, tới đây sẽ xây dựng một hệ thống tiêu chuẩn công bố thông tin theo các cấp độ khác nhau, đảm bảo bảo tính hiệu quả trong công bố thông tin, bảo vệ NĐT.  DN lớn, cổ đông nhiều thì phải tuân thủ yêu cầu công bố thông tin nhiều hơn. Chẳng hạn, với HoSE là nơi tập hợp các Cty lớn thì tiêu chuẩn công bố thông tin sẽ chặt hơn nhiều, HNX sẽ thấp hơn và UpCoM đơn giản hơn nữa.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng - Phó TGĐ HoSE - cho biết, sở trong năm 2010 sẽ triển khai hệ thống công bố thông tin điện tử chuẩn đến toàn bộ các Cty niêm yết và tiến tới áp dụng cho cả CTCK thành viên. HNX cũng đang triển khai nâng cấp phần mềm giám sát nhằm tạo lập cơ sở dữ liệu một cách thống nhất và tập trung. Thị trường đang kỳ vọng công tác công bố thông tin và giám sát sẽ có bước tiến đột phá trong năm 2010.

Hoàng Nguyên

Lao Động

Các tin tức khác

>   VN-Index trong tháng 2: Hướng đi vẫn khó xác định (01/02/2010)

>   HNX giao dịch thông sàn, gỡ nút thắt thị trường (01/02/2010)

>   XMC xây dựng 7.000 căn hộ tại miền Nam (01/02/2010)

>   AMV chuẩn bị xây dựng nhà máy tại Bình Dương (01/02/2010)

>   Chần chừ đóng cửa đại lý (01/02/2010)

>   Thận trọng trước kiểu giao dịch “lạ”! (01/02/2010)

>   Niêm yết chứng khoán ở nước ngoài, còn thiếu hướng dẫn  (31/01/2010)

>   “Thị trường chứng khoán sẽ khả quan” (31/01/2010)

>   4 DN sàn HNX thông báo họp ĐHĐCĐ thường niên 2010 (31/01/2010)

>   TTCK trước Tết: Liệu có đáy mới? (31/01/2010)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật