Thứ Ba, 12/01/2010 17:28

Dragon Capital thoái vốn?

Những ngày gần đây nhiều người ngạc nhiên khi trên thị trường xuất hiện tin đồn quỹ đầu tư Dragon Capital (DC) sẽ thoái vốn 1 tỷ USD. Có ý kiến cho rằng đây chỉ là tin đồn vu vơ, nhưng cũng có người nêu một số biểu hiện để khẳng định đây không phải là chuyện bịa đặt vô căn cứ. ĐTTC đã vào cuộc tìm hiểu vấn đề này.

Sự ra đi của người sáng lập

Ngày hôm qua, website AsianInvestor.net đã có bài viết về việc John Shrimpton, một trong những người sáng lập DC đã rời khỏi nhiệm sở của mình.

Từ khi thành lập năm 1994 đến nay, DC đã lần lượt có 6 vị giám đốc điều hành, trong đó có Dominic Scriven và John Shrimpton. DC đã trở thành quỹ đầu tư nước ngoài lớn nhất Việt Nam với giá trị tài sản đang quản lý vào khoảng 1,5 tỷ USD.

Năm 2009, DC kỷ niệm 15 năm thành lập đồng thời xem xét lại chiến lược và khả năng quản lý của mình sau những thiệt hại do khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 gây ra.

Cũng theo bài báo này, tháng vừa rồi một vị trí CEO mới đã được lập và người đảm nhận là Dominic Scriven, với mục tiêu tái cấu trúc hệ thống quản trị của DC. Chính vì vậy khả năng John Shrimpton không muốn tham gia vào ekip mới này, nên có thể có những bất đồng đã nảy sinh từ đây.

Tuy nhiên một số nguồn tin khác cho rằng John Shripmton chính là người chịu trách nhiệm chính trong những thương vụ DC mua lại Tiberon để khai thác các mỏ khoáng sản Núi Pháo tại tỉnh Thái Nguyên.

Đây là dự án đã bị trì hoãn vì nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân không đáp ứng đủ yêu cầu về môi trường. Nếu Tiberon không được phép triển khai dự án Núi Pháo, thì số tiền lên đến hàng trăm triệu USD cũng tan thành mây khói. Cũng có thể từ đây, đã nảy sinh những lo ngại về khả năng tài chính của DC trong việc theo đuổi dự án khai thác vonfram và flourspar dẫn đến những đồn đoán về việc phải thoái vốn để trang trải. Nhưng nhìn từ khía cạnh khác, sự thay đổi lại thượng tầng, nhất là khi cán cân quyền lực được phân chia lại, sẽ không tránh khỏi những xung đột. Chuyện nảy sinh những câu chuyện bên lề để thêu dệt thêm cho phần bi kịch cũng không có gì khó hiểu.

Những lo ngại về ICV thứ hai

DC là một quỹ đầu tư lớn trên TTCK Việt Nam với hơn 15 năm hoạt động. Thông thường, một quỹ đầu tư thuộc dạng quỹ đóng cũng chỉ có thời hạn hoạt động trung bình khoảng 7 năm.

Những quỹ như Vietnam Enterprise Investment Limited (VEIL) do DC quản lý đã có 15 năm hoạt động nên việc NĐT lo ngại về khả năng thoái vốn không phải không có cơ sở.

Tuy nhiên cũng phải nhìn nhận rằng mục đích cuối cùng của việc lập ra một quỹ đầu tư nhằm sinh lợi cho cổ đông, do vậy khi đồng tiền NĐT gửi gắm vào VEIL hay một quỹ nào đó tiếp tục sinh lời, dù có hoạt động thêm 10 – 20 năm nữa cũng chẳng ai thoái vốn hay đóng cửa làm gì.

Như đã biết, tháng 9/2009 đã xảy ra sự kiện quỹ Indochina Capital Vietnam Holding Limited (ICV) do Indochina Capital quản lý đã bị các quỹ đầu cơ thâu tóm, sau đó gây sức ép để thoái vốn nhằm hưởng lợi vì giá mua vào thấp hơn giá trị tài sản ròng (NAV) rất nhiều.

Nếu tiến thành thống kê thị giá của các chứng chỉ quỹ do DC quản lý, cũng có thể thấy được hiện không ít CCQ đang được giao dịch thấp hơn NAV của mình rất nhiều.

Ngày 31/12/2009, NAV của quỹ VEIL là 2,77 USD/ccq trong khi thị giá chỉ 1,8 – 1,9 USD/ccq. Như vậy thị giá VEIL trên thị trường đã thấp hơn NAV của mình khoảng 30 – 35%, chỉ cần bỏ ra 60 – 70 USD có thể mua được 100USD tài sản của quỹ VEIL.

Tương tự VEIL, quỹ V ietnam Growth Fund Limited (VGF) có NAV lên đến 16,89 USD/ccq vào cuối năm 2009 nhưng giá lại chỉ vào khoảng 9,6 – 10,2 USD/ccq. Danh mục của VGF hienj nay có hàng loạt bluechips trên sàn như VNM, HAG, SSI, REE...nhưng thị giá của VGF trên thị trường chỉ khoảng 55 – 60% NAV.

Qua những dẫn chứng trên đây có thể thây mức giá của các CCQ thuộc DC là một mức giá hời. Với những quỹ đầu cơ vốn luôn đặt lợi nhuận lên hàng đầu, mục đích thâu tóm nếu có cũng không đáng ngạc nhiên.

Tuy nhiên ở một khía cạnh khác, việc CCQ có thị giá thấp hơn NAV cũng có thể xem là niềm tin của NĐT đối với quỹ ít nhiều bị lung lay mà thị giá của chứng khoán luôn bị yếu tố tâm lý chi phối. Niềm tin của NĐT bị ảnh hưởng bởi nhiều lý do, như sự thua lỗ nặng nề năm 2008, cơ hội tiếp tục tăng trưởng trong tương lai mịt mờ hay câu chuyện của ban quản lý.

Trở lại với bài báo trên AsianInvestor, một vấn đề dược đề cập là việc nhiều N ĐT của DC đã không được biết đến câu chuyện ra đi của John Shrimpton nên ngờ vực có sự khuất tất cũng dễ hiểu.

Trên thực tế, những tin đồn về việc thoái vốn trên TTCK không chỉ xuất hiện với DC mà còn cả một số đơn vị hàng đầu khác. Nhưng ít nhiều những tin đồn này cũng có thể thấy vấn đề mà DC gặp phải trong quá trình tái cấu trúc hoạt động.

Trên lý thuyết, chỉ những NĐT góp vốn vào quỹ sở hữu Tiberon mới bị trực tiếp ảnh hưởng, nhưng thực tế niềm tin của NĐT đối với các quỹ khác cũng ít nhiều bị lung lay. Đây là vấn đề quan trọng nhất mà DC cần giải quyết.

Bách Kê

Đầu tư tài chính/SGGP

Các tin tức khác

>   Chờ đón một chu kỳ mới  (12/01/2010)

>   SSC: Chuyển Xưởng Cơ khí thành CTCP (12/01/2010)

>   Chung cư Văn Khê bất ngờ tăng giá 12% (12/01/2010)

>   Công ty chứng khoán chăm sóc nhà đầu tư (12/01/2010)

>   Giải tỏa nút cổ chai tăng vốn (12/01/2010)

>   Cổ phiếu vận tải biển chưa hết khó (12/01/2010)

>   VNDirect chuẩn bị ngừng giao dịch trên OTC (12/01/2010)

>   “Ôm” cổ phiếu ngành nào? (12/01/2010)

>   Không được giao dịch sản phẩm đầu tư chỉ số VN-Index (12/01/2010)

>   Nhà đầu tư nước ngoài: Nên mua cổ phiếu ở VN (11/01/2010)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật