Thứ Ba, 12/01/2010 09:39

Cổ phiếu vận tải biển chưa hết khó

Khép lại năm 2009, với ngành vận tải biển, ngoại trừ một vài doanh nghiệp chuyên doanh trong ngành như vận tải xăng dầu và dầu khí, khá nhiều doanh nghiệp vận tải biển niêm yết chưa thấy được dấu hiệu bão tan khi kết quả kinh doanh tiếp tục ghi nhận thua lỗ.

Theo báo cáo công bố đầu tháng 12 năm ngoái của công ty chứng khoán Sài Gòn (SSI) ngoại trừ Vitranchart bắt đầu có lãi từ hoạt động vận tải, các công ty khác phấn đấu hoà vốn từ hoạt động vận tải trong quý 4.

Hoà vốn từ hoạt động chính

Ghi nhận từ báo cáo vận tải của SSI, vận tải hàng lỏng ít bị tác động do giá cước chỉ giảm 10 – 15% so với năm 2008, nên doanh nghiệp vận tải biển thuộc ngành xăng dầu và dầu khí có lãi từ hoạt động vận tải. Nhóm này gồm có công ty vận tải dầu khí PVTrans (PVT), vận tải xăng dầu (VIP), vận tải đường thuỷ Petrolimex (PJT). Trong đó hai doanh nghiệp sau hai quý gần đây đều có lãi, còn PVTrans trong quý 3 đã có lãi 14,3 tỉ đồng, khiến cho lỗ luỹ kế 3 quý giảm còn 12,8 tỉ đồng.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp vận tải hàng rời và hàng container vẫn gặp khó khăn. Hiện nay giá cước vận tải tuy đã tăng nhưng vẫn thấp. Theo phân tích của SSI, nếu chỉ số Baltic Dry Index duy trì ở mức từ 4.000 tới 5.000 thì công ty vận tải hàng rời mới hoạt động có lãi. Chỉ số này vào cuối tháng 12.2008 chỉ còn 663 điểm. Chỉ trừ một số công ty có đội tàu lớn, khai thác hiệu quả, thì mức lỗ thấp, các doanh nghiệp vận tải biển của Hà Nội và TP.HCM như Hàng hải Đông Đô (DDM) hay Hàng hải Sài Gòn (SHC) đều chưa gượng dậy. Kết quả kinh doanh quý 3 của Hàng hải Đông Đô lỗ gần 7 tỉ đồng, trong khi quý trước họ chỉ lỗ 4 tỉ đồng. Con số này tương ứng của SHC là 3,8 tỉ đồng và 0,5 tỉ đồng. Một doanh nghiệp lớn trong ngành là công ty cổ phần vận tải biển Vinaship (VNA), theo SSI, trong ba quý đầu năm 2009 lỗ 90 tỉ đồng, dù sản lượng vận chuyển của 29 con tàu của công ty này vẫn hoạt động bình thường, sản lượng vận chuyển tăng 17% so với năm trước.

Gỡ lại bằng bán tàu

Trong ba năm trở lại đây, cổ phiếu vận tải biển được chú ý nhờ các khoản lợi nhuận đột biến, chủ yếu là thanh lý tàu. Nếu như năm 2007 các cổ phiếu vận tải biển có lợi nhuận tăng bất thường từ bán tàu, thì hai năm vừa qua, đây là biện pháp để các công ty trong ngành này cứu vãn kết quả kinh doanh. Chẳng hạn như công ty Hàng hải Đông Đô đạt lợi nhuận cả năm 2008 là 13,9 tỉ đồng, giảm 71% so với năm trước. Hay như công ty cổ phần Hàng hải Hà Nội lãi 81 triệu đồng trong năm 2008, dù họ đã chuyển nhượng phần góp vốn toà nhà Ocean Park cho đơn vị khác.

Mới đây, Hàng hải Đông Đô công bố bán tàu Đông Hồ, thu lãi 32 tỉ đồng. Điều này khiến cho kết quả kinh doanh cuối năm của Hàng hải Đông Đô không quá u ám.

Cho dù chỉ số Baltic Dry Index có tăng vượt mốc 5.000 điểm, thì cổ phiếu của ngành vận tải biển của Việt Nam vẫn có rủi ro tiềm ẩn. Hiện nay tỷ số nợ trên vốn của các doanh nghiệp này khá cao. Như Vinaship, tỷ lệ vốn vay dài hại trên vốn chủ sở hữu là 91,2%, theo số liệu công bố của công ty truyền thông tài chính StoxPlus. Tỷ lệ này ở Vận tải thuê tàu Vietfratch (VFR) là 89%, ở Vận tải xăng dầu VIPCO VIP là 135,6%. Khi lãi suất ngân hàng biến động, chi phí tài chính của các doanh nghiệp có cơ cấu nợ cao sẽ không tránh khỏi biến động.

Cho dù một số cổ phiếu trong ngành này đã ở mức P/E là 4,x thì các nhà đầu tư vẫn phải cân nhắc việc tiếp tục đầu tư hay nắm giữ cổ phiếu của doanh nghiệp khi cần câu cơm chính là tàu lại liên tục được bán ra trong khi ít thấy thông tin mua hay đóng tàu mới. Chưa kể tới, rủi ro khi mua mới không phải không có nếu giá tàu lên lại.

Tiểu Lý

Sài Gòn Tiếp thị

Các tin tức khác

>   VNDirect chuẩn bị ngừng giao dịch trên OTC (12/01/2010)

>   “Ôm” cổ phiếu ngành nào? (12/01/2010)

>   Không được giao dịch sản phẩm đầu tư chỉ số VN-Index (12/01/2010)

>   Nhà đầu tư nước ngoài: Nên mua cổ phiếu ở VN (11/01/2010)

>   Bán chứng khoán T+2: Vẫn bước đi thận trọng (11/01/2010)

>   Dòng tiền nào đang vào thị trường? (11/01/2010)

>   Ngân hàng chưa mở rộng cho vay chứng khoán    (11/01/2010)

>   Thị trường chứng khoán đầu 2010: Không phải lúc sợ hãi (11/01/2010)

>   Tiền có vào chứng khoán như kỳ vọng? (11/01/2010)

>   FPT khai trương tòa nhà FPT Đà Nẵng (11/01/2010)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật