Thứ Hai, 18/01/2010 09:49

“Điểm nổ” lãi suất?

Một tuần giao dịch khá buồn tẻ của TTCK đã kết thúc với việc VN-Index giảm trở lại 3% sau khi chạm đáy ngắn hạn 485 điểm. Mặc dù xu hướng tăng từ giữa tháng 12/2009 vẫn được giữ vững nhưng để tạo một sự đột biến, thị trường cần thông tin hỗ trợ đủ mạnh và giải tỏa những nghi ngại.

Một tuần xáo trộn

Không ồn ào như thời điểm đón nhận những tin đồn thất thiệt hồi cuối năm ngoái, tuần qua thị trường cũng do động rất thất thường khi xuất hiện nhiều tin tiêu cực. Đầu tiên là tin đồn Dragon Capital thoái vốn nhưng đã nhanh chóng được đính chính. Tiếp đó là báo cáo của HSBC đưa ra một dự đoán khá xấu là đến quý II/2010, tỉ lệ lạm phát của Việt Nam có thể lên mức 12%, và lãi suất cơ bản VND có thể lên mức 12% vào quý IV/2010. Hiện tại lãi suất cơ bản mới ở mức 8%. Suy luận thông thường là để mức điều chỉnh lãi suất không gây sốc, rất có thể NHNN sẽ phải nâng lãi suất lên từ từ. Và nếu suy luận này hợp lý thì động thái lãi suất sẽ có thay đổi từ tháng 1.2010!

Có thể nói đa số NĐT đều có chung một suy luận như vậy và chính điều đó khiến tuần qua cũng có một số tin đồn lan truyền về khả năng tăng lãi suất nhưng tác động không thực sự mạnh như những lần trước. NĐT tỏ ra bình tĩnh hơn và bắt đầu chờ đợi những căn cứ xác thực hơn để kiểm chứng. Một trong những yếu tố được ngóng đợi nhiều nhất là số liệu về mức tăng giá tiêu dùng sắp được công bố. Do đó tâm lý chung của cả bên mua lẫn bên bán là thận trọng, không quá bi quan hoảng hốt nhưng cũng rất thận trọng khi mua vào.

Biểu hiện trên thị trường là sự lình sình rất đáng chú ý và khối lượng giao dịch thấp. Bình quân tính theo tuần, khối lượng khớp lệnh sàn HOSE giảm khoảng 31% và giá trị giảm 35%. Tổng giá trị giao dịch cả hai sàn cũng giảm 34%. VN-Index có 2/5 phiên tăng điểm nhưng chung cuộc vẫn giảm 15,48 điểm. Khối lượng giao dịch thấp, giá biến động không nhiều và đặc biệt là tỉ trọng dư mua, dư bán rất cao cho thấy giá chào của các bên không gặp nhau.

Một hiện tượng khá lạ tuần qua là dấu ấn của NĐT lớn mang tính điều tiết thị trường rất rõ ràng. Các hoạt động bán mạnh đột ngột đè giá trong một thời gian ngắn (thường là đợt 3) như trong ngày 12/1 nhưng cũng đồng thời đỡ giá rất mạnh, không cho giảm sâu như phiên ngày 13/1 là chưa từng xảy ra trên thị trường.

Với lượng CP và lượng tiền lớn, hoạt động giao dịch này làm thay đổi đột biến về điểm số của Index chỉ trong vài phút mà không thể lý giải theo suy luận thông thường về tâm lý. Tuy nhiên thông điệp lại khá rõ ràng: Thị trường chưa thể quá hưng phấn để đi lên nhưng cũng khó có thể giảm mạnh đến mức tạo ra một sự hoảng loạn. Nếu đặt hiện tượng này trong bối cảnh thị trường chờ đợi những tin tức hỗ trợ thì rất có thể diễn biến lình sình trong biên độ hẹp còn kéo dài cho đến thời điểm cần thiết để tạo hiệu ứng về tâm lý.

"Điểm nổ” lãi suất?

Có lẽ chưa lúc nào các thông tin về lãi suất, tỉ giá, lạm phát lại được thị trường mong đợi như hai tháng nay. Trong những chu kỳ tăng trưởng trước đây, yếu tố phân tích cơ bản, vĩ mô như vậy thường không được coi trọng. Giai đoạn hậu khủng hoảng NĐT bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến câu chuyện lãi suất và đa số các tin đồn nhảm cũng liên quan đến chuyện điều hành chính sách tiền tệ.

Đã có nhiều bình luận về suy đoán của HSBC với khả năng lạm phát cao và lãi suất cơ bản tăng thêm tới 4% nữa và cho rằng HSBC quá bi quan. Thực tế ngay cả các CTCK cũng có quyền dự đoán và đưa ra các kịch bản nhưng mức độ chính xác đến đâu thì thời gian sẽ trả lời. Bản thân HSBC cũng đã nhiều lần sai mà nguyên nhân đơn giản là yếu tố điều kiện đầu vào không chính xác hoặc có sự thay đổi.

Một trong những yếu tố quan trọng giúp dự đoán về động thái lãi suất là mức tăng giá tiêu dùng (CPI). Khoảng 10 ngày nữa mới có chỉ số CPI toàn quốc nhưng theo thông lệ, các chỉ số của 2 địa bàn trọng điểm là Hà Nội và TPHCM sẽ công bố sớm hơn và thường mức CPI, bình quân cả nước không vượt qúa mức bình quân của hai thành phố này. Do đó rất có thể thông tin sớm tuần này sẽ tác động đến thị trường.

Theo ông Nguyễn Trọng Nghĩa, GĐ khối phân tích đầu tư CTCK Thăng Long thì mức tăng CPI sẽ chỉ ngang hoặc thấp hơn so với tháng 12/2009 và do đó có thể sẽ là tin tốt cho thị trường. Ông Fiachra Mac Cana của CTCK HSC thì dự báo CPI  tháng 1 sẽ  tăng  thấp hơn hoặc bằng với mức 1,38% của tháng 12 và mức tăng này sẽ không tác động hoặc nếu có sẽ là tác động tích cực đến tâm lý thị trường.

Thời điểm cuối tháng 12, thị trường cũng đã có một số ngày đi ngang chờ đợi chính sách điều hành và quyết định giữ nguyên lãi suất cơ bản đã tạo cớ cho thị trường bứt phá. Điều đó cũng có thể lặp lại vì hiện tại các yếu tố hỗ trợ đầy đủ hơn như kết quả kinh doanh đang được công bố, trong khi chưa có thông tin quá xấu ủng hộ xu hướng giảm mạnh. Khi xuất hiện các thông tin hỗ trợ đủ mạnh, các nguồn lực trên thị trường dễ tập trung hơn vì có một lý do đủ thuyết phục NĐT thuận theo một xu hướng.

Lao động

Các tin tức khác

>   Năm 2010, TRA lập bộ phận quản lý khách hàng (18/01/2010)

>   KBC đẩy mạnh đầu tư trong nửa đầu năm 2010 (18/01/2010)

>   Khánh thành tòa nhà Licogi 16 (18/01/2010)

>   DQC xuất khẩu đèn compact sang Hà Lan (18/01/2010)

>   SRA có kế hoạch triển khai dự án bất động sản (18/01/2010)

>   Vincom xây tổ hợp gần 10.000 tỷ đồng tại Hà Nội (18/01/2010)

>   UPCoM đi giật lùi (18/01/2010)

>   "Việt Nam vẫn tiếp tục hấp dẫn đầu tư nước ngoài" (17/01/2010)

>   Giá trị tài sản ròng của VinaCapital đạt gần 1,75 tỷ USD (17/01/2010)

>   Nhà đầu tư chứng khoán sốt ruột với T+2 (17/01/2010)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật