Thứ Sáu, 15/01/2010 17:16

Cần chặt “vòi bạch tuộc” làm giá

Hiện tượng "làm giá" cổ phiếu thời gian gần đây xảy ra thường xuyên hơn, nhất là trong giai đoạn thị trường tăng điểm. Biểu hiện chung của việc đẩy giá là khối lượng đặt mua áp đảo ngay từ đầu phiên giao dịch. Bên bán thấy dư mua lớn ở mức giá trần sẽ hạn chế bán ra, càng giúp cho nhóm đầu cơ đạt được mục đích. Tùy theo mục đích của nhóm đầu cơ, giá có thể được đẩy lên liên tục, ít thì 3 ngày, cá biệt đến vài tuần.

Để tránh rủi ro không thoát được hàng cho người mua sau, công nghệ làm giá cổ phiếu đã được sáng tạo và áp dụng một cách khéo léo dựa trên thông tin thật về doanh nghiệp. Chẳng hạn, có doanh nghiệp thuộc lĩnh vực xây lắp, nhìn đi nhìn lại có mỗi dự án đang triển khai, vậy mà được đánh giá là "hàng khủng", sắp có lợi nhuận đột biến.

Nhìn chung, nhận diện cổ phiếu bị làm giá khá dễ. Cổ phiếu nào tăng trần nhiều phiên liên tiếp thì phần lớn là đang bị làm giá, trừ trường hợp toàn thị trường tăng điểm mạnh mẽ, bởi rất ít doanh nghiệp có được sự đột biến về hoạt động kinh doanh để giá cổ phiếu có thể tăng lên như thế.

Đối với NĐT, nguy cơ thua lỗ khi đợt làm giá kết thúc sớm hơn dự đoán là rất lớn, nhưng nhiều người vẫn thích mua những cổ phiếu đó, bởi cơ hội kiếm được lợi nhuận cao. "Trèo cao ngã đau", không ít NĐT đua lệnh mua cổ phiếu được thị trường đồn thổi là bị làm giá như EFI, S96, STP… đã lỗ nặng.

Tuần này, thị trường xuất hiện một số cổ phiếu có dấu hiệu bị làm giá. Chẳng hạn, ngày 12/1 là phiên giao dịch đầu tiên của 25 triệu cổ phiếu VGS phát hành thêm được niêm yết bổ sung, trong đó có 8 triệu cổ phiếu đấu giá bình quân là 17.000 đồng/CP, trong khi giá phiên trước là 27.000 đồng/CP. Ngay lúc mở cửa, gần 2 triệu cổ phiếu được bên bán chất đống giá sàn, mãi tới gần 10h mới có lệnh mua ném vào thị trường, giá trị giao dịch cả phiên được 1,5 tỷ đồng. Ngày hôm sau, cổ phiếu VGS tiếp tục kịch bản bị chất bán giá sàn, nhưng giá trị khớp nhảy lên 46 tỷ đồng. Ngày 14/1, cổ phiếu VGS lập kỷ lục với 5 triệu đơn vị được khớp ở giá trần, giá trị giao dịch đạt 126 tỷ đồng. Tình hình sản xuất - kinh doanh của VGS theo thông tin từ Công ty không có gì mới, tại sao bỗng nhiên cổ phiếu VGS được yêu thích như vậy, trong khi lượng hàng giá rẻ chờ chực bán không ít?

Việc các nhóm NĐT làm giá cổ phiếu được nhận định là không hiếm. Nhưng nguy hiểm hơn ở chỗ, các nhóm đầu cơ đang xoay sang liên kết với doanh nghiệp và CTCK để làm giá cổ phiếu. Lãnh đạo một doanh nghiệp niêm yết cho hay, nhiều lần ông được đặt vấn đề: "Có thích làm giá cổ phiếu doanh nghiệp của mình không?".

Hành vi làm giá cổ phiếu là vi phạm pháp luật, ảnh hưởng xấu tới thị trường, đòi hỏi cơ quan quản lý phải vào cuộc mạnh mẽ hơn. Chỉ cần "bỏ đĩa" 3 - 4 vụ thao túng giá, xử lý thật nặng, thử xem "vòi bạch tuộc" làm giá có dám vươn xa? Còn NĐT nhỏ lẻ, lao vào trận chiến bằng mọi giá mà không chuẩn bị "áo giáp", thương đau ắt là điều không tránh khỏi.

Anh Việt

Đầu tư chứng khoán

Các tin tức khác

>   28/01, VPH chốt danh sách cổ đông tổ chức ĐHĐCĐ (15/01/2010)

>   HOSE ký biên bản ghi nhớ cùng PSE (15/01/2010)

>   Các thành viên của FPT triển khai nhiều dự án trong tháng 1 (15/01/2010)

>   Sợ rủi ro nhưng liều lĩnh hơn (15/01/2010)

>   Vì sao có tin đồn Dragon Capital thoái vốn? (15/01/2010)

>   Doanh nghiệp niêm yết đẩy nhanh tổ chức đại hội cổ đông (15/01/2010)

>   HBBS khuyến nghị chọn cổ phiếu tăng trưởng cao (15/01/2010)

>   HIG chốt danh sách tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2010 (15/01/2010)

>   Hào hứng nhưng vẫn băn khoăn (15/01/2010)

>   Cẩn trọng đua theo cổ phiếu “hot” (15/01/2010)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật