Thứ Ba, 01/12/2009 07:00

Nguồn cung ngoại tệ vẫn chưa khai thông

Sau gần một tuần áp dụng chính sách tỉ giá mới, thị trường ngoại tệ có phần lắng dịu. Các ngân hàng (NH) đã mua được ngoại tệ từ doanh nghiệp (DN) nhưng không nhiều, nguồn cung USD vẫn còn hạn chế.

Cạnh tranh đầu vào

Ngày 30-11, tỉ giá liên NH do NH Nhà nước VN (SBV) công bố giảm 5 đồng/USD so với ngày đầu tiên điều chỉnh tỉ giá mới là 17.961 đồng/USD, xuống còn 17.956 đồng/USD (ngày 26-11). Với biên độ 3%, các NH thương mại đồng loạt niêm yết giá bán ngoại tệ kịch trần 18.495 đồng/USD, giá mua vào thấp hơn giá bán ra từ 50 – 100 đồng/USD.

Tuy nhiên, giá mua USD của nhiều NH có sự khác biệt. Tại NH Ngoại thương (VCB) và NH Đầu tư Phát triển (BIDV) mua ngoại tệ tiền mặt lẫn chuyển khoản đều ở mức 18.485 đồng/USD. NH Xuất nhập khẩu, NH Á Châu mua ngoại tệ tiền mặt thấp hơn VCB từ 50 - 100 đồng/USD nhưng giá mua USD chuyển khoản ngang bằng với VCB và BIDV. Còn giá mua USD chuyển khoản tại NH Sài Gòn Thương Tín cao hơn VCB 50 đồng/USD...

Lãnh đạo các NH cho biết giá thu mua USD giữa các đơn vị chênh nhau từ 50 - 100 đồng/USD là để bảo đảm yếu tố cạnh tranh. Trọng tâm của chính sách tỉ giá mới là khuyến khích các cá nhân, DN có USD bán lại cho NH. Tuy nhiên, nguồn cung USD tăng lên chưa đáng kể, phần lớn lượng USD của các DN hiện là tài khoản tiền gửi có kỳ hạn. Các DN này đến thời điểm đáo hạn mới bán. Do đó, NH phải nâng giá mua USD cao hơn NH bạn, kích thích người bán ngoại tệ. Trong khi đó, các DN nhập khẩu cho biết đã chờ đợi hơn 2 ngày nhưng chưa mua được ngoại tệ từ NH.

USD tự do tiếp tục giảm giá

Trên thị trường ngoại tệ tự do, giá USD giảm 100 đồng/USD, bán – mua quanh mức 19.500- 19.450 đồng/USD.

Một số đầu mối ngoại tệ lớn tại Hà Nội cho biết người bán USD nhiều hơn mua; tuy nhiên, số lượng bán nhiều nhất chỉ từ 10.000- 20.000 USD/ khách hàng, không có đầu mối nào đặt mua hàng trăm ngàn USD. Tại TPHCM, chủ một DN tư nhân kinh doanh vàng đồng thời là một đầu mối USD cho hay giao dịch ngoại tệ ế ẩm. Thị trường không có những DN đặt mua USD với số lượng nhiều. Theo ông này, có lẽ khách hàng đang chờ mua USD từ NH nên không tìm đến thị trường tự do. Một số đầu mối khác cho rằng tuy hạ nhiệt nhưng các đại gia ngoại tệ chưa có động thái xả hàng nên giá USD tự do vẫn còn cao hơn NH khoảng 1.000 đồng/USD. Nếu DN nhập khẩu nhanh chóng mua được ngoại tệ của NH, USD tự do sẽ giảm giá sâu.

PGS – TS Trần Hoàng Ngân, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế TPHCM: Găm giữ ngoại tệ là đầu cơ

SBV cần đẩy mạnh kết hối ngoại tệ bằng cách thu mua toàn bộ số ngoại tệ của DN đang găm giữ tại các NH, sau đó phân phối cho các NH có trạng thái ngoại tệ âm. Đồng thời quy định sau một thời gian nhất định kể từ ngày DN xuất khẩu nhận tiền bán hàng nhưng không bán ngoại tệ cho NH, SBV có quyền thu mua. Bởi khi thị trường khan hiếm ngoại tệ, đối tượng nào găm giữ USD chứng tỏ đối tượng đó đầu cơ. Trong khi đó, Chính phủ đang quyết liệt chống hiện tượng đầu cơ để ổn định thị trường.

TS Cao Sỹ Kiêm, thành viên Hội đồng chính sách tiền tệ quốc gia: Cần triển khai các giải pháp đồng bộ

Thủ tướng đã chỉ đạo các tập đoàn, tổng công ty xuất khẩu bán USD để tạo cung cầu mới nhưng chưa thể thực hiện ngay được, thực tế các DN cũng mới bán rất ít, trong khi dự đoán họ còn giữ vài tỉ USD. Muốn họ bán USD theo yêu cầu còn phải có thiết chế kèm theo, cụ thể là có cơ chế giá cho người ta đỡ thiệt, thủ tục hành chính đỡ phiền hà và quan trọng là phải bảo đảm cam kết khi họ cần ngoại tệ, ngân hàng phải cung cấp ngay để phục vụ nhu cầu nhập khẩu.

Vừa rồi, SBV nâng lên để giá USD sát hơn với giá thị trường nhưng thực chất mới chỉ là điều chỉnh dần, chưa thể sát giá thị trường và chưa thể giải quyết tận gốc. Chúng ta cũng chưa đặt vấn đề kết hối vì mệnh lệnh hành chính được hạn chế sử dụng. Đồng thời với việc điều chỉnh chính sách tỉ giá từ ngày 26-11, cần song song triển khai tiếp các biện pháp đồng bộ khác. Đó là điều hành lãi suất nội tệ, ngoại tệ hợp lý hơn không để nhà đầu tư lợi dụng vay nội tệ mua ngoại tệ bán chênh lệch. Đến nay, cung cầu tổng thể về ngoại tệ chưa căng lắm nhưng điều hành có vấn đề, có thời điểm, người bán không bán kịp, người mua không mua được số lượng lớn, phải ra chợ đen nên giá USD được đẩy lên. Vừa rồi cũng có tác động kép là giá vàng thế giới tăng cao đúng thời điểm căng thẳng về USD do các nguồn thu ngoại tệ đều giảm nên thị trường căng thẳng. - Tô Hà

Thy Thơ

Người lao động

Các tin tức khác

>   Cấm bán ngoại tệ vượt trần quy định (01/12/2009)

>   Hiểm họa từ vàng - Sàn vàng xài ngoại tệ (01/12/2009)

>   Nhật Bản "bơm" 31 tỷ USD ngăn đồng yen lên giá (30/11/2009)

>   Giá vàng sẽ còn tăng cao mới chỉ là dự báo (30/11/2009)

>   Giá vàng xoay quanh 28,30 triệu đồng một lượng (30/11/2009)

>   Vẫn lo giá USD tăng (30/11/2009)

>   Phải có chiến lược giữ tiền cho dân (30/11/2009)

>   Giá vàng tiếp tục biến động khó lường (30/11/2009)

>   Các chuyên gia nói gì về tỷ giá? (30/11/2009)

>   Hiểm họa từ vàng - Bán khống, mua thật, hại tỉ giá (30/11/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật