Thứ Hai, 30/11/2009 17:24

Vai trò của chính sách an toàn vĩ mô

Vừa qua, NHTW Anh Quốc đã cho lưu hành một tài liệu đề cập đến vai trò của chính sách an toàn vĩ mô trong bối cảnh đã có những dấu hiệu phục hồi sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Tài liệu này nêu bật những quan điểm phát sinh về cách thiết kế và sử dụng những công cụ an toàn vĩ mô nhằm giúp ngăn chặn tình trạng tích tụ các rủi ro trong hệ thống tài chính với mục đích làm cho hệ thống tài chính trở nên đáng tin cậy hơn và nền kinh tế sản xuất trở nên ổn định hơn.

Việc cắt giảm rủi ro đối với toàn bộ hệ thống tài chính, tức là rủi ro hệ thống, đã xuất hiện như là một ưu tiên chính sách của Nhà nước. Các cuộc thảo luận trên trường quốc tế đề cập đến ba nhân tố liên quan chủ chốt là: cơ cấu hệ thống tài chính, khuôn khổ quy phạm pháp luật và khuôn khổ các giải pháp.

Về khuôn khổ quy phạm pháp luật, mối thách thức chủ chốt là nhằm đạt được việc đề ra phương hướng mới nhằm đối phó với rủi ro hệ thống. Đó chính là cách để tiếp cận chính sách an toàn vĩ mô. Chính sách an toàn vĩ mô là nhân tố bị lãng quên trong khuôn khổ chính sách hiện nay. Điều đó thể hiện một lỗ hổng quá lớn giữa chính sách an toàn vĩ mô và quy chế của từng định chế tài chính.

Sự ổn định tài chính cơ bản liên quan đến việc duy trì hoạt động cung cấp một cách ổn định các dịch vụ tài chính cho nền kinh tế rộng lớn. Đó là các dịch vụ thanh toán, cung ứng tín dụng và bảo hiểm chống lại rủi ro. Đây chính là điểm khởi đầu cho mọi công cụ chính sách an toàn vĩ mô. Câu hỏi thực tế đặt ra là: liệu các công cụ đó có được đưa vào cuộc sống hay không? Người ta có thể liên tưởng tới những mục tiêu tham vọng hơn, chẳng hạn như ngăn chặn tình trạng bong bóng giá cả tài sản. Bằng cách tiết chế việc tăng quá mức trong hoạt động cung ứng tín dụng, chính sách an toàn vĩ mô có lúc có thể giúp cho việc ngăn chặn tình trạng bong bóng tài sản. Nhưng điều không thực tế là biến việc ngăn chặn tình trạng bong bóng tài sản trở thành mục tiêu cụ thể trong quy chế của hệ thống ngân hàng.

Tài liệu này xác định hai nguồn chủ yếu gây ra rủi ro hệ thống mà chính sách an toàn vĩ mô có thể nhắm tới để giải quyết. Thứ nhất là xu hướng để hệ thống ngân hàng phải chịu đựng rủi ro quá mức trong cao trào của một chu kỳ tín dụng và đối phó quá mức đối với rủi ro trong thoái trào, hay còn gọi là “rủi ro tổng thể”; và thứ hai là xu hướng để cho các doanh nghiệp không quan tâm đầy đủ đến tác động lan truyền do những hành động của họ đối với rủi ro trong các đối tượng khác của hệ thống tài chính, còn được gọi là “rủi ro mạng lưới.”

Về vấn đề thứ nhất, điều thực tế là cần phải tiết chế tình trạng thái quá mang tính chu kỳ thông qua cơ chế thu lệ phí vốn bao trùm lên các tỷ lệ vốn an toàn vĩ mô. Việc thu lệ phí như vậy có thể được ứng dụng cho các nhu cầu vốn hàng đầu hoặc ở mức độ thấp hơn là ứng dụng cho các loại hoạt đông cho vay và mức độ rủi ro khác nhau. Việc tăng nhu cầu vốn trong tình trạng bùng nổ tín dụng sẽ thúc đẩy hoạt động tự bảo hiểm cho toàn hệ thống, và chí ít nó cũng tạo ra sự hạn chế tình trạng cho vay quá mức.

Về vấn đề thứ hai, việc thu lệ phí vốn có thể được quy định cho tất cả các doanh nghiệp để phản ánh một cách tổng thể sự góp phần của từng doanh nghiệp vào tình trạng rủi ro hệ thống dựa trên cơ sở các nhân tố như: quy mô, mối quan hệ gắn kết và tính phức tạp. Điều đó sẽ giảm bớt khả năng của những doanh nghiệp bị tổn thất và do đó bổ sung một phần bảo hiểm cho hệ thống. Nó cũng sẽ tạo ra động lực thúc đẩy những doanh nghiệp nào muốn thay đổi cơ cấu bảng cân đối tài sản của mình để giảm bớt tác động thua lỗ của họ đối với hệ thống.

Tài liệu này gợi ý cho rằng không thể ấn định một cách riêng lẻ các công cụ an toàn vĩ mô dựa trên các quy định cứng nhắc. Cần phải thực hiện những điều chỉnh để đưa ra những sự lựa chọn chính sách mạnh mẽ. Điều này đòi hỏi phải đánh giá mức độ tin cậy của hệ thống, tình hình tín dụng, công nợ của ngành và sự lan truyền hệ thống. Tất cả các nhân tố này thay đổi theo thời gian và tùy theo tình hình.

Đồng thời, điều quan trọng là phải áp đặt những hạn chế lên mọi cơ chế an toàn vĩ mô để đảm bảo tính minh bạch, trách nhiệm giải trình và khả năng tiên liệu, đó là một cơ chế “thận trọng có giới hạn.” Nó đòi hỏi tính chất rõ ràng trong các mục tiêu của chính sách, khuôn khổ đề ra các quyết định và các quyết sách. Cũng cần phải có những cơ chế trách nhiệm giải trình rõ ràng.

Một vấn đề quan trọng khác là mức độ hợp tác quốc tế. Để thực sự hiệu quả, một cơ chế an toàn vĩ mô đòi hỏi cần phải có sự hợp tác quốc tế. Ngay cả khi không có được sự hợp tác đó, thì các công cụ an toàn vĩ mô thích hợp cũng có thể tăng cường độ tin cậy của hệ thống ngân hàng trong nước.

SBV

Các tin tức khác

>   Thị trường vốn: Lành mạnh hóa để mời gọi đầu tư (30/11/2009)

>   Giá vàng sẽ còn tăng cao mới chỉ là dự báo (30/11/2009)

>   Lợi nhuận ngân hàng có còn phong độ? (30/11/2009)

>   Sacombank - SBS đoạt giải Ngân hàng đầu tư tốt nhất 2009 (30/11/2009)

>   Giá vàng xoay quanh 28,30 triệu đồng một lượng (30/11/2009)

>   Lãi suất tiền gửi khó biến động (30/11/2009)

>   Vẫn lo giá USD tăng (30/11/2009)

>   Phải có chiến lược giữ tiền cho dân (30/11/2009)

>   Các chuyên gia nói gì về tỷ giá? (30/11/2009)

>   Hiểm họa từ vàng - Bán khống, mua thật, hại tỉ giá (30/11/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật