Hoài nghi về phục hồi kinh tế Mỹ, CK Châu Á trượt dài
(Vietstock) – Chứng khoán Châu Á giảm điểm trong phiên giao dịch ngày Thứ Hai 02/11 sau nguồn tin không mấy khả quan về người tiêu dùng Mỹ. Qua đó cho thấy nhà đầu tư vẫn còn khá hoài nghi về mức độ bền vững của đà phục hồi tại nền kinh tế lớn nhất thế giới này và khiến chứng khoán Mỹ giảm mạnh trong tuần qua.
Chỉ số |
Đóng cửa |
Thay đổi (điểm) |
Thay đổi (%) |
Nikkei 225 |
9,803 |
-231.79 |
-2.31% |
Hang Seng |
21,620 |
-132.68 |
-0.61% |
S&P/ASX |
4,546 |
-100.6 |
-2.16% |
Shanghai |
3,229 |
84.82 |
2.70% |
Sensex |
15,896.28 |
-156.44 |
-0.97% |
Straits Times |
2,645.43 |
-5.7 |
-0.22% |
Kospi |
1,559.09 |
-21.6 |
-1.37% | |
Điều khiến giới đầu tư càng thêm lo ngại là việc Tập đoàn tài chính CIT của Mỹ đã chính thức nộp đơn xin bảo hộ phá sản vào hôm Chủ Nhật 01/11. Từ đó khiến nhóm cổ phiếu tài chính trong toàn khu vực rớt giá thảm hại.
Đáng chú ý, cổ phiếu của Tập đoàn Tài chính Mitsubishi UFJ, ngân hàng lớn nhất của Nhật, giảm 1% trong khi cổ phiếu của nhà môi giới Nomura Holdings, National Australia Bank (NAB) và HSBS Holdings lần lượt giảm 2.9%, 3.3% và 1.5%.
Francis Lun, Tổng Giám Đốc của Công ty Chứng khoán Fullbright tại Hồng Kông, nhận xét: “Mọi người đang giữ thái độ hoài nghi về nền kinh tế Mỹ. Bên cạnh đó, sự xuất hiện xen kẽ của các thông tin tích cực và tiêu cực là nguyên nhân khiến thị trường biến động không ngừng.”
Mối quan ngại về triển vọng kinh tế Mỹ và sức bật của đồng JPY đã tác động xấu đến các nhà xuất khẩu của Nhật trong đó có Sony. Giá cổ phiếu của hãng giảm 5.6%, bất chấp mức thua lỗ quý 3 thấp hơn kỳ vọng là 26.3 tỷ JPY (tương đương 289 triệu USD).
Kết thúc phiên giao dịch, chỉ số Nikkei 225 của Nhật dẫn đầu phiên giảm điểm tại Châu Á khi mất 231.79 điểm (2.3%) còn 9,802.95 điểm. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kong giảm 132.68 điểm (0.6%) xuống 21,620.19 điểm, trong khi đó chỉ số S&P/ASX 200 của Australia và Kospi của Hàn Quốc lần lượt giảm 2.2% và 1.4%.
Các chỉ số Taiex của Đài Loan và Straits Times của Singapore đều đóng cửa trong sắc đỏ bất chấp nỗ lực hồi phục vào cuối phiên. Chỉ số Shanghai của Trung Quốc đi ngược với xu hướng của thị trường khi tăng 2.7% nhờ các số liệu khả quan về sản xuất và báo cáo kết quả kinh doanh khả quan của các ngân hàng.
Dầu trở lại tăng giá sau đợt giảm mạnh, hợp đồng dâu thô giao Tháng 12 tăng 22 cent lên 77.22 USD/thùng.
Đồng USD tăng từ 89.67 JPY/USD lên 90.10 JPY/USD. Đồng EUR tăng từ 1.4714 USD/EUR lên 1.4759 USD/EUR.
Mở đầu phiên giao dịch tại Châu Âu, chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 0.1% trong khi đó chỉ số DAX của Đức và CAC-40 của Pháp lần lượt giảm 0.2% và 0.1%.
Thị trường tương lai Mỹ ra dấu cho phiên tăng điểm nhẹ. Chỉ số Dow Jones tương lai tăng 26 điểm (0.3%) lên 9,690 điểm.
Uy Danh (Theo AP)
|