Thứ Hai, 02/11/2009 09:38

Bộ trưởng Tài chính Mỹ: "Phục hồi chỉ là cơn sóng nhỏ"

Ngày giao dịch cuối cùng trong tháng 10 của phố Wall đã kết thúc với một phiên giảm kỷ lục. Chỉ 1 ngày trước đó, Mỹ vừa công bố thông tin về việc nền kinh tế lớn nhất thế giới chứng kiến quý III tăng trưởng mạnh nhất trong hai năm qua và nhiều người cho rằng kinh tế Mỹ đã hết suy thoái. Rõ ràng là thông tin này vẫn chưa làm mát lòng các NĐT.

Trả lời phỏng vấn kênh NBC hôm 1.11, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Timothy Geithner thừa nhận, sự hồi phục kinh tế là chỉ là cơn sóng nhỏ và cần thêm thời gian. Ông Geithner cho biết, tạo việc làm và khôi phục lòng tin của NĐT mới là "phép thử thực sự" của hồi phục. Ông từ chối xác nhận việc kinh tế Mỹ đã chấm dứt suy thoái hay chưa.

Mặc dù kinh tế Mỹ đang có những tín hiệu tích cực, nhưng theo khảo sát của Nhật báo Phố Wall công bố hôm 29.10, có tới 58% người được hỏi nhận định kinh tế Mỹ sẽ tiếp tục suy giảm. Tỉ lệ người dân tin tưởng kinh tế Mỹ sẽ cải thiện trong 12 tháng tới cũng tiếp tục giảm, chỉ có 42% so với 47% trong tháng trước.

Trong bài diễn văn hàng tuần trên đài phát thanh, Tổng thống Obama khẳng định, Mỹ đang phục hồi từ cuộc suy thoái tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ qua. Gói kích thích kinh tế trị giá 787 tỉ USD thông qua vào đầu năm nay đã giúp duy trì hơn một triệu việc làm. Tuy nhiên, nhiều người vẫn lo ngại tỉ lệ thất nghiệp ở Mỹ sẽ tăng lên 9,9% vào tháng 10 vừa qua, so với con số 9,8% hồi tháng 9. Lãnh đạo của Đảng Cộng hòa tại thượng viện - ông Mitch McConnell cho rằng, chính gói kích thích trị giá 787 tỉ USD của chính quyền đã làm nhiều người mất việc làm.

Tâm lý dè dặt về triển vọng kinh tế đang tràn ngập tại phố Wall. Thay vì vui mừng đón nhận thông tin tăng trưởng quý III, các NĐT lại cẩn thận chờ đợi những tin tức từ Cục Dự trữ Liên bang (FED) và một báo cáo quan trọng về tình trạng thất nghiệp vào tuần này.

Các nhà phân tích cho hay, tuyên bố chính sách hàng tháng của FED sắp tới có thể quyết định tính thanh khoản của thị trường. Các NĐT lo ngại, các giải pháp hỗ trợ tài chính tiền tệ có thể chấm dứt quá sớm. Thị trường tài chính đang đợi một sự thay đổi nào đó trong ngôn từ tại tuyên bố tuần này của Uỷ ban Thị trường mở liên bang.

Nếu như có bất cứ tiết lộ nào cho thấy FED sẽ tăng tỉ lệ lãi suất sớm hơn dự tính vào cuối năm tới, thì tính thanh khoản của thị trường sẽ lập tức bị ảnh hưởng. "Nếu FED gợi ý rằng họ có thể nâng lãi suất sớm hơn một chút thôi, so với dự tính, thì thị trường sẽ tháo chạy" - Thomas Wilson - Giám đốc Brinker Capital ở Berwyn - nói.

Tr.M

Lao Động

Các tin tức khác

>   Mỹ có thể mất trắng 2.3 tỷ USD tiền cứu trợ khi CIT phá sản (02/11/2009)

>   "Đại gia" AIG hoãn bán hai chi nhánh Nhật Bản (01/11/2009)

>   9 ngân hàng Mỹ đổ vỡ trong 1 ngày (31/10/2009)

>   Phố Wall ra sao khi các gói kích cầu đi qua? (31/10/2009)

>   Air France tiếp nhận "siêu máy bay" A380 (31/10/2009)

>   Nga hạ lãi suất xuống mức thấp nhất từ năm 1991 (31/10/2009)

>   Wall Street hoảng loạn đêm Halloween (31/10/2009)

>   Trung Quốc mở sàn chứng khoán theo mô hình Nasdaq (30/10/2009)

>   Châu Âu đang nợ Nga 2,5 tỷ USD tiền khí đốt (30/10/2009)

>   Mỹ xiết chặt quy định về quản lý đầu tư, tài chính (30/10/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật