Thứ Hai, 05/10/2009 15:40

MB: Xếp hạng tín dụng nội bộ giúp kinh doanh hiệu quả

Trong những năm gần đây, hệ thống ngân hàng nội đã có những bước phát triển vượt bậc và trở thành thành tố quan trọng trong công cuộc phát triển đất nước, nhờ hạ tầng công nghệ từng bước được xây dựng vững trãi và nguồn nhân lực dồi dào. Chúng tôi đã có buổi trao đổi với bà Cao Thị Thúy Nga, Phó Tổng Giám đốc ngân hàng thương mại cổ phần quân đội MB về vấn đề này.

Theo bà, hệ thống tài chính ngân hàng của Việt Nam hiện nay có những ưu, nhược điểm gì so với các nước trong khu vực? Đâu là những điểm tồn tại cần khắc phục?

Trải qua hơn 20 năm đổi mới, ngành tài chính ngân hàng VN đã có những bước phát triển vượt bậc, hỗ trợ đắc lực cho phát triển kinh tế trong những năm qua.

Các ngân hàng thương mại, quốc doanh và cổ phần cũng như các chi nhánh ngân hàng và ngân hàng nước ngoài tại VN, đã đóng góp hết sức tích cực vào quá trình luân chuyển tư bản góp sức nâng cao tính hiệu quả trong sử dụng các nguồn vốn khác nhau.

Bên cạnh đó, các quy định pháp lý và tài chính – ngân hàng dần được ban hành và hoàn thiện nhằm tạo ra một môi trường bình đẳng và minh bạch hơn cho các bên tham gia vào thị trường. Việc giám sát các chính sách tài chính tiền tệ chặt chẽ cũng như sự linh hoạt trong điều hành các chính sách này có thể nói là một điểm nhấn mạnh về ưu điểm của hệ thống trong những năm gần đây.

Tuy nhiên, là một nước đang phát triển, rõ ràng hệ thống tài chính – ngân hàng VN vẫn còn có những hạn chế nhất định. Các công cụ tài chính vẫn còn ở mức đơn giản, khả năng tập trung các nguồn vốn lớn vẫn còn hạn chế, cơ chế quản trị doanh nghiệp trong các định chế tài chính mới chỉ ở giai đoạn ban đầu của sự phát triển.

Ý thức về tính tuân thủ của các bên tham gia thị trường mới dần được cải thiện và có thể gây khó khăn cho các cơ quan quản lý. Sự hiểu biết về các công cụ và dịch vụ tài chính ngân hàng của cộng đồng dân cư và doanh nghiệp chưa cao nên còn hạn chế trong tối ưu hóa hiệu quả sử dụng vốn.

Năng suất lao động trong ngành tài chính ngân hàng còn thấp do việc đầu tư công nghệ chưa đạt hiêu quả cao cũng như quản trị nguồn nhân lực vẫn đang được hoàn thiện dần. Chất lượng dịch vụ còn nhiều vấn đề đáng bàn trong khi khả năng đáp ứng với các thay đổi nhanh chóng của nền kinh tế còn thụ động.

Bà có nhận xét gì về hạ tầng công nghệ và nguồn nhân lực tại các ngân hàng nội, và cụ thể là MB hiện nay?

Hạ tầng công nghệ và nguồn nhân lực là 2 yếu tố nội tại vô cùng quan trọng đóng góp vào sự phát triển của ngành ngân hàng Việt Nam. Hiện tại 2 yếu tố này của các ngân hàng nội vẫn còn kém so với các nước trong khu vực, tuy nhiên các NHVN đã và đang tập trung nâng cao năng lực quản trị cũng như đẩy mạnh công nghệ.

Ở MB, chúng tôi đã xây dựng được đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ, đạo đức gắn bó với NHQĐ đồng thời MB cũng đã tập trung đầu tư xây dựng được nhiều hệ thống công nghệ về quản lý thông tin (MIS) và xử lý dữ liệu thông minh (datawarehouse), hệ thống dự phòng về công nghệ thông tin (back-up system).... nhằm phát triển các sản phẩm ngân hàng bán buôn và bán lẻ, sản phẩm ngân hàng điện tử.

Đặc biệt năm 2007 là năm đánh dấu mốc của MB trong việc chuyển đổi thành công từ hệ thống phần mềm Ibank sang hệ thống corebankingT24 của Temenos với nhiều module ứng dụng khác nhau để phục vụ cho lợi ích của MB cũng như lợi ích của khách hàng.

Về cơ bản thì pháp luật VN đã tạo cơ sở pháp lý ở một chừng mực nhất định cho hoạt động của các tổ chức tín dụng nói chung và ngân hàng nói riêng. Tuy nhiên, có nhiều hoạt động trong ngành ngân hàng chưa có văn bản pháp luật nào quy định cụ thể, điều này gây trở ngại cho NH khi tiến hành triển khai sản phẩm mới, dịch vụ mới.

Văn bản pháp luật điều chỉnh ngành ngân hàng phải vừa nhằm quản lý chặt chẽ hoạt động các NHTM đảm bảo tính an toàn cho hệ thống, vừa phải có độ thông thoáng để các NHTM không gặp trở ngại khi tiến hành các hoạt động ngân hàng tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế.

Chính vì vậy, cùng với sự phát triển của nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng thì hệ thống pháp lý cũng phải có sự phát triển cho phù hợp, do đó “Luật các tổ chức tín dụng” đang được Ngân hàng nhà nước soạn thảo sửa đổi và lấy ý kiến nhằm tạo ra một khuôn khổ pháp lý cho sự phát triển của ngành NH và nền kinh tế.

Các ngân hàng trong nước đã và đang làm gì nhằm nâng cao năng lực quản trị của mình? Bà có thể cho một số dẫn chứng từ MB?

Các ngân hàng trong nước đang tăng cường cải thiện các yếu tố nội tại về công nghệ cũng như nguồn nhân lực nhằm nâng cao năng lực quản trị của mình đặc biệt là quản trị rủi ro, quản trị nguồn nhân lực và quản trị phát triển kinh doanh.

MB cũng đang từng bước nâng cao năng lực quản trị phù hợp với các thông lệ tốt nhất trên thế giới. Để đạt được điều đó, MB đã và đang tích cực thực hiện minh bạch thông tin theo thông lệ quốc tế nhằm xây dựng danh tiếng và củng cố niềm tin của khách hàng, nhân viên và công chúng; từng bước áp dụng thông lệ quốc tế, đặc biệt là các tiêu chuẩn BASEL I và II vào công tác quản lý rủi ro.

MB coi việc tăng cường công tác quản trị rủi ro là nền tảng cho sự phát triển bền vững của tập đoàn; và tích cực ứng dụng công nghệ vào kiểm soát rủi ro mọi mặt, đồng thời đưa ra các giải pháp xử lý linh hoạt đối phó với những biến động lớn trên nền kinh tế vĩ mô cũng như những thay đổi trên thị trường tài chính tiền tệ.

Đồng thời, MB cũng là ngân hàng TMCP đầu tiên xây dựng và áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ - công cụ hữu hiệu trong quản lý xếp hạng khách hàng, theo đó áp dụng các chính sách tín dụng phù hợp với từng đối tượng khách hàng và tái cấu trúc bộ máy theo hướng tập trung theo nhóm khách hàng.

Hệ thống tài chính ngân hàng cần vận hành như thế nào để hỗ trợ tốt nhất cho phát triển kinh tế của đất nước trong thời gian tới (thời kỳ phục hồi của nền kinh tế)?

Sự phát triển của hệ thống tài chính ngân hàng gắn liền với sự phát triển kinh tế của một đất nước. Vì vậy hệ thống ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ sự phát triển của nền kinh tế đặc biệt là sau thời kỳ tụt dốc do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Để có thể hỗ trợ được tốt nhất cho nền kinh tế, ngành ngân hàng cần phải hoạt động hiệu quả hơn thông qua việc:

Từng ngân hàng phải nâng cao năng lực tài chính và hiệu quả sử dụng vốn để hỗ trợ tốt hơn cho nền kinh tế sau khủng hoảng thông qua việc thực hiện chức năng thu hút tiền nhàn rỗi bơm vào nền kinh tế theo định hướng của NHNN.

Đặc biệt, để hệ thống ngân hàng vận hành hiệu quả thực hiện tốt chức năng của mình thì Nhà nước cần xây dựng một hệ thống pháp lý rõ ràng, đầy đủ và các ngân hàng cần nâng cao tính minh bạch.

Anh Chiến

Vietnamnet

Các tin tức khác

>   Hội nghị thường niên IMF/WB năm 2009 (04/10/2009)

>   Rủi ro từ cho vay mua nông sản (03/10/2009)

>   Lãi suất “bắt nhịp” cung cầu hay đón đầu phục hồi kinh tế? (03/10/2009)

>   Dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất đạt trên 408.206 tỷ đồng (02/10/2009)

>   Chính phủ đánh giá hiệu quả gói kích thích kinh tế (02/10/2009)

>   Đề nghị dừng đúng hạn hỗ trợ lãi suất vay vốn ngắn hạn (02/10/2009)

>   Hỗ trợ lãi suất: Ngân hàng ngại trách nhiệm (02/10/2009)

>   Không cần thực hiện gói kích cầu thứ hai (01/10/2009)

>   HDBank tăng lãi suất huy động ngắn hạn (01/10/2009)

>   Thận trọng hơn với tín dụng cá nhân  (01/10/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật