Thứ Bảy, 08/08/2009 06:23

Việt Nam và Canađa đàm phán FIPA

Là một thị trường đang phát triển và năng động, Việt Nam đang ngày càng được các nhà đầu tư Canada quan tâm, với các cơ hội đầu tư lớn trong rất nhiều lĩnh vực trong đó có sản xuất công nghiệp, tài nguyên thiên nhiên, dịch vụ tài chính và các loại hình khác nữa.

Năm 2006, đầu tư trực tiếp nước ngoài của Canada tại Việt Nam mới đạt 142 triệu Canada, và dự kiến còn nhiều dự án lớn khác. Và đến ngày 19/06/2009, tổng vốn Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Canada đã đạt hơn 4,78 tỉ USD, đưa Canada lên vị trí thứ 10 trong số các nước có FDI lớn nhất tại Việt Nam với tổng số dự án là 82. Riêng 6 tháng đầu năm 2009, Canada đứng thứ 15 trong số 35 nước có FDI tại Việt Nam với 5 dự án của Canada mới được cấp phép với tổng vốn khoảng 20,2 triệu USD.

Trong số 72 dự án của Canada tại Việt Nam tính đến ngày 28/11/2008 thì chủ yếu dưới hình thức 100% vốn nước ngoài (52 dự án), kế đến là hình thức liên doanh (17 dự án), hợp đồng hợp tác kinh doanh (2 dự án) và công ty cổ phần (1 dự án).

Một hiệp định FIPA song phương sẽ giúp các nhà đầu tư Canada dự đoán tốt hơn và chắc chắn hơn khi xem xét các cơ hội đầu tư tại Việt Nam. Mục đích của Canada khi bước vào các vòng đàm phán này là nhằm đảm bảo một thỏa thuận bao quát có tính cam kết cao để bảo vệ các nhà đầu tư thông qua thiết lập một khung pháp lý ràng buộc về quyền lợi và trách nhiệm.

Canada và Việt Nam tổ chức vòng đàm phán mở màn về Hiệp định bảo hộ và xúc tiến đầu tư nước ngoài FIPA tại Hà Nội ngày 25-27/02/2008. Hai bên đã cam kết cùng nhau làm việc để đạt được một thỏa thuận theo một lịch trình thời gian.

Ngày 02/10/2008 trong vòng đàm phán thứ 2, hai bên đã cùng nhau đưa ra bản Dự thảo Hiệp định FIPA giữa hai nước. Theo đó nêu ra 5 phần chính với 41 điều khoản (liên quan đến Định nghĩa, Trách nhiệm quyền hạn, Giải quyết tranh chấp giữa chủ đầu tư và bên nhận đầu tư, Thủ tục giải quyết tranh chấp ở cấp chính phủ, Các điều khoản cuối cùng) và 5 phụ lục (đề cập đến vấn đề Xung công, Bảo lưu các biện pháp và cam kết tự do hóa hiện tại, Bảo lưu các giải pháp tương lai, Ngoại lệ về đối xử tối huệ quốc, Giải quyết các tranh chấp khác).

Đoàn cán bộ trực thuộc Bộ phận Chính sách Thương mại Đầu tư, Bộ Ngoại giao và Ngoại Thương Canada đã sang làm việc và tiến hành vòng đàm phán thứ 3 tại Hà Nội từ ngày 21-23/7/2009 cho Hiệp định FIPA giữa hai nước.

Mục tiêu của Việt Nam khi bước vào các vòng đàm phán FIPA với Canada là không vượt quá giới hạn các cam kết tự do hóa mà Việt Nam đã cam kết phải tuân thủ trong WTO và muốn theo đuổi phương án hậu xét. Tuy nhiên vì lo ngại các nhà đầu tư Canada bị đối xử kém ưu đãi so với các nhà đầu tư của các nước khác nên phía Canada mong muốn được đàm phán theo phương án xác đinh trước đối với Quy định đối xử tối huệ quốc và phương án hậu xét đối với Quy định đối xử quốc gia.

Tại vòng thứ 3 này, hai bên tập trung vào xem xét 17 điều khoản thuộc phần 2 liên quan đến Trách nhiệm quyền hạn của các bên, trong đó đáng lưu ý nhất là 10 điều khoản về Xúc tiến đầu tư, Quy định đối xử quốc gia, Quy định đối xử tối huệ quốc, Bồi thường thiệt hại, Yêu cầu thực hiện, Xung công, Chuyển nhượng, Minh bạch, Thế quyền, Từ chối quyền lợi.

Các phần còn lại của Dự thảo Hiệp định sẽ được xem xét tại các vòng đàm phán tiếp theo. Hai bên nhất trí tổ chức vòng đàm phán thứ 4 tại Canada vào mùa thu này (2009) nhưng chưa xác định ngày cụ thể.

Hương Vũ - Tùy viên Thương Mại Việt Nam tại Canada

Công Thương

Các tin tức khác

>   Tập trung sản xuất trái cây chất lượng cao (08/08/2009)

>   Chỉ số P/E của chứng khoán Việt Nam vẫn thấp (08/08/2009)

>   Cạnh tranh trong giới hạn (07/08/2009)

>   Quảng Trị lập đề án khu kinh tế 30.000 tỷ đồng (07/08/2009)

>   Thị trường dược: rộng cửa cho doanh nghiệp nước ngoài (07/08/2009)

>   Thị trường lao động có dấu hiệu hồi phục (07/08/2009)

>   Mở “nút thắt” thị trường Nga (07/08/2009)

>   Quay lại phương thức xuất khẩu cà phê cũ (07/08/2009)

>   Quy định mới về quá cảnh hàng hóa của Lào qua lãnh thổ VN (07/08/2009)

>   Gỡ vướng cho các chương trình phát triển nhà ở (07/08/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật