Thứ Bảy, 08/08/2009 06:33

Tăng trưởng và tồn kho

Một trong những nét nổi bật trong kinh tế 7 tháng qua là công nghiệp - một ngành chiếm tỷ trọng lớn trong kinh tế thực - tăng trưởng đã có xu hướng cao lên. So với cùng kỳ năm trước, nếu quý 1 chỉ tăng 2,5%, thì tháng 4 tăng 5,6%, tháng 5 tăng 7,2%, tháng 6 tăng 7,3%, tháng 7 tăng 7,6%, tính chung 7 tháng tăng 5,1%, cao gấp đôi tốc độ tăng của quý 1, riêng tháng 7 còn cao gấp ba.

Công nghiệp khu vực ngoài nhà nước, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, công nghiệp khai thác, công nghiệp điện nước, công nghiệp trên các địa bàn Quảng Ninh, Bà Rịa-Vũng Tàu, Thanh Hóa, Cần Thơ, Đồng Nai, Khánh Hòa, Hải Phòng... các sản phẩm chủ yếu như dầu thô, giày dép ủng giả da, xà phòng giặt, xi măng, thép tròn, điều hòa nhiệt độ, tủ lạnh tủ đá, điện, nước tăng cao hơn tốc độ chung. Đây là kết quả của nhiều yếu tố, trong đó đáng lưu ý có các giải pháp hỗ trợ lãi suất, cắt giảm giãn thuế của Chính phủ, tăng trưởng tiêu thụ trong nước cao lên...

Tăng trưởng cao của công nghiệp đã góp phần làm cho tăng trưởng kinh tế chung thoát đáy vượt dốc đi lên, tình trạng thất nghiệp thiếu việc làm của người lao động không xấu hơn...

Tuy nhiên, trong những hạn chế, bất cập và thách thức hiện nay cũng như tới đây là lượng hàng tồn kho vẫn còn lớn. Ngành công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng cao nhất trong toàn ngành công nghiệp và so với tháng 2 chỉ số tồn kho đã tăng thấp hơn, nhưng vẫn còn ở mức 24,6%. Một số mặt hàng có tốc độ tăng tồn kho lớn so với cùng kỳ năm trước là thức ăn gia súc tăng 172%, lượng rau quả chế biến tăng 106%, một số thực phẩm khác tăng 98%, bia tăng 28%, đồ uống không cồn tăng 42%, sợi và vải  tăng 36%, quần áo tăng 51%, bột giấy và giấy tăng 50%, bao bì tăng 32%, giày dép tăng 24%, phân bón tăng 113%, xà phòng tăng 225%, gạch ngói tăng 45%...

Từ sự gia tăng của hàng tồn kho, có thể thấy nhiều điều. Công nghiệp tăng cao nhưng chưa vững chắc. Tăng chủ yếu do yếu tố đầu vào nhiều hơn là yếu tố đầu ra. Khó khăn về vốn đã được giải quyết một bước quan trọng, chi phí về vốn vay đã giảm khá.

Vấn đề số một hiện nay là tiêu thụ. Tiêu thụ trong nước đã khá lên, nhưng do sức mua có khả năng thanh toán còn thấp và tăng chậm, nên dung lượng chưa lớn. Điều này cần hướng trọng tâm từ kích cầu đầu tư, kích cầu về vốn, kích thích sản xuất sang kích cầu tiêu dùng, kích cầu tiêu thụ để vừa phát huy được yếu tố đầu vào, vừa giải tỏa được hàng tồn kho, kích thích ngược trở lại đối với sản xuất.

Trong khi dung lượng thị trường trong nước còn bị hạn chế thì sản xuất trong nước lại bị sự cạnh tranh quyết liệt của hàng nhập khẩu, trước đây và hiện nay vẫn chủ yếu là hàng Trung Quốc, gần đây là hàng Thái Lan...

Cần có giải pháp để giảm nhập siêu, nếu không kích cầu thì sản xuất trong nước hưởng lợi chưa đầy đủ nhưng hàng nhập khẩu lại được hưởng lợi nhiều hơn.

Ngọc Minh

Thanh niên

Các tin tức khác

>   Doanh nghiệp FDI sẽ tham gia xuất khẩu gạo (08/08/2009)

>   Việt Nam và Canađa đàm phán FIPA (08/08/2009)

>   Tập trung sản xuất trái cây chất lượng cao (08/08/2009)

>   Chỉ số P/E của chứng khoán Việt Nam vẫn thấp (08/08/2009)

>   Cạnh tranh trong giới hạn (07/08/2009)

>   Quảng Trị lập đề án khu kinh tế 30.000 tỷ đồng (07/08/2009)

>   Thị trường dược: rộng cửa cho doanh nghiệp nước ngoài (07/08/2009)

>   Thị trường lao động có dấu hiệu hồi phục (07/08/2009)

>   Mở “nút thắt” thị trường Nga (07/08/2009)

>   Quay lại phương thức xuất khẩu cà phê cũ (07/08/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật