Thứ Năm, 27/08/2009 21:34

Phải ưu tiên bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền

Bảo hiểm tiền gửi (BHTG) như một công cụ hữu hiệu nhằm ngăn ngừa khủng hoảng, bảo vệ người gửi tiền và giảm gánh nặng xử lý đổ vỡ ngân hàng cho ngân sách nhà nước. Cần phải nâng cao năng lực của BHTG nhằm giám sát kỹ hơn và đưa ra những khuyến nghị kịp thời hơn, cảnh báo sớm rủi ro của thị trường tài chính không để xảy ra sự cố rồi mới đưa ra những giải pháp khắc phục.

Sự hình thành và phát triển của BHTG Việt Nam trong 10 năm qua đã góp phần khẳng định BHTG là một công cụ tài chính hữu hiệu của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường.

Bên lề Hội thảo “Ổn định tài chính toàn cầu: Vai trò của các thành viên mạng an toàn tài chính” được tổ chức hôm nay 27/8, ông Lê Đức Thúy cho rằng, BHTG là một dạng đặc biệt, là mắt xích quan trọng trong nền tài chính vì trực tiếp đánh giá rủi ro của từng tổ chức tín dụng, bảo đảm hoạt động lành mạnh của tổ chức tín dụng, chi trả cho người gửi khi các tổ chức này không trả được cho người gửi tiền do bị đổ vỡ.

Cơ chế giám sát của BHTG thiên về giám sát rủi ro, vì vậy ông Lê Đức Thúy nhấn mạnh cần phải nâng cao năng lực của BHTG nhằm giám sát kỹ hơn và đưa ra những khuyến nghị kịp thời hơn, cảnh báo sớm rủi ro của thị trường tài chính.

Ông Lê Đức Thúy cũng cho biết, hoạt động giám sát tài chính ở Việt Nam được phân tách theo chức năng của từng cơ quan. Đơn cử, Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia mới thành lập với chức năng tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ trong việc giám sát tổng thể thị trường tài chính, cảnh báo sớm rủi ro của thị trường, những chính sách vĩ mô về tài chính tiền tệ vì những chính sách này ảnh hưởng trực tiếp đến nền tài chính quốc gia;… Do đó cần điều phối hoạt động giám sát sao cho không trùng lắp mà vẫn bảo đảm an toàn của hệ thống này.

“Vấn đề hiện nay là các cơ quan chuyên ngành thường bỏ trống mảng giám sát rủi ro thị trường, từng cơ quan chỉ giám sát những mảng mà mình được giao nhiệm vụ nên cần phải có sự giám sát ở mức cao hơn. Trước tiên là chia sẻ thông tin, cảnh báo sớm rủi ro do mình phát hiện, hoạt động giám sát đạt hiệu quả mà không chồng chéo và cuối cùng là phải theo thông lệ quốc tế”, ông Lê Đức Thúy nhấn mạnh.

Theo ông Jean Pierre Sabourin, Tổng Giám đốc Tổng công ty BHTG Malaysia, thế giới hiện có nhiều mô hình BHTG khác nhau, nếu nhìn kinh nghiệm từ các cuộc khủng hoảng cho thấy, hiệu quả của BHTG đạt được khi có đủ năng lực tham gia và can thiệp vào cuộc khủng hoảng tài chính, có đủ quyền hạn đóng góp cho sự ổn định của hệ thống tài chính quốc gia.

Ông Jean Pierre Sabourin cũng đưa ra một số khuyến nghị đối với BHTG Việt Nam, đó là ưu tiên bảo vệ quyền lợi người gửi tiền trong hệ thống tài chính là yếu tố đầu tiên. Phải có hệ thống pháp lý chặt chẽ, các cơ quan giám sát tài chính không chồng chéo lẫn nhau trong công việc. “Quốc gia nào có hệ thống BHTG mạnh thì quốc gia dó thoát ra khỏi khủng hoảng tài chính nhanh hơn, điều quan trọng là tạo được niềm tin trong công chúng”, ông Jean Pierre Sabourin nhấn mạnh.

Kiều Liên

Chính phủ

Các tin tức khác

>   Kết quả đấu thầu trái phiếu Công ty Đầu tư Phát triển Đường cao tốc VN (27/08/2009)

>   Phát hành TPCP bằng ngoại tệ: Rủi ro tiềm ẩn (28/08/2009)

>   Giá vàng chịu áp lực từ thị trường Trung Quốc (27/08/2009)

>   Ngân hàng tại nhà, tương lai gần (27/08/2009)

>   ADB thuyết trình về cho vay bằng đồng nội tệ (27/08/2009)

>   Cần thống nhất mặt bằng lãi suất (27/08/2009)

>   Tiền tiết kiệm lại chuyển hướng (27/08/2009)

>   Trái phiếu ngoại tệ: Lạ thường! (27/08/2009)

>   Người gửi tiền mặc cả lãi suất (27/08/2009)

>   Sớm có quy định quản lý sàn vàng (27/08/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật