Chủ Nhật, 30/08/2009 08:40

Nhìn đâu cũng thấy hàng Trung Quốc!

Câu ta thán “Nhìn đâu cũng thấy hàng Trung Quốc!” xuất phát từ một blogger trên mạng khi nói về hàng hóa Trung Quốc (TQ) đang tràn ngập nước Mỹ. Điều đó hoàn toàn đúng, ít nhất trong thời điểm năm qua khi kim ngạch nhập khẩu của Mỹ đối với TQ chiếm hơn 358 tỷ USD. Trong khi đó, TQ nhập khẩu hàng Mỹ chỉ có 34 tỷ USD mà đa số là hàng nguyên liệu thô, có thể tái xuất.

Giá thành rẻ hơn 22%-40%

Canada và Mexico là hai nước láng giềng của Mỹ đã từng có mức nhập khẩu hàng hóa vào Mỹ cao nhất thế giới. Thế nhưng từ ba năm qua, TQ đã trở thành bạn hàng lớn nhất của Mỹ. Nguyên do: Hàng hóa TQ giá rẻ, thỏa mãn khả năng mua sắm của người dân Mỹ, nhất là trong tình hình kinh tế suy giảm hiện nay.

Có thể thấy trên quầy các cửa hàng lớn nhỏ ở Mỹ vô số hàng hóa làm từ TQ, từ cây kim, cuộn chỉ cho đến các loại sản phẩm dệt may, giày dép và cả các mặt hàng sản xuất nông nghiệp hoặc thủy, hải sản đông lạnh. Riêng hàng điện, điện tử có trên 1.400 mặt hàng nhập khẩu bày bán.

“Thế hàng làm tại Trung Quốc có tốt không?”, anh Hoàng Phạm hỏi nhân viên tư vấn bán hàng của cửa hàng Best Buy ở Fort Worth (bang Texas). Chiếc tivi màn hình phẳng 42 inch với thương hiệu lạ hoắc để giá 599 USD nhưng mẫu mã trông rất bắt mắt và lại có nhiều chức năng phụ khiến anh đắn đo.

Hẳn nhiên không ai bán hàng mà bảo hàng công ty mình bán không tốt. Anh chàng bán hàng giải thích: “Vấn đề quan trọng là tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa nhập khẩu. Những quy định của Mỹ về mặt hàng điện tử rất khắt khe. Chúng tôi chỉ nhập hàng hội đủ điều kiện kỹ thuật, kiểu dáng thiết kế, giá thành rẻ, đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng”.

TQ từng được xem là công xưởng của thế giới, nơi có giá nhân công rẻ. So với hàng sản xuất tại Mỹ, hàng TQ có giá thành rẻ hơn từ 22%-40%. Như vậy rõ ràng sản xuất nội địa không có lợi cho các nhà sản xuất Mỹ. Bởi thế Mỹ trở thành nước nhập siêu đối với hàng TQ là điều hiển nhiên.

Tất cả cho xuất khẩu

Kinh tế TQ phát triển chủ yếu dựa vào chiến lược xuất khẩu, đặc biệt là thị trường béo bở ở Mỹ, châu Âu, các nước Đông Nam Á, châu Phi và Nam Mỹ. Đó là những thị trường đáp ứng được quy luật tiền nào của nấy.

Một báo cáo mới nhất của Tổ chức Thương mại thế giới cho thấy TQ tạm thời vượt qua Đức về kim ngạch xuất khẩu. Trong khi đó, Trung tâm Nghiên cứu kinh tế toàn cầu khẳng định đến năm 2015, kinh tế TQ sẽ qua mặt Nhật, năm 2040 vượt qua Mỹ. Đến năm 2050, TQ sẽ giữ vị trí số một thế giới với sản lượng kinh tế đạt 45.000 tỷ USD so với Mỹ 35.000 tỷ USD.

Nước mạnh nhưng dân không giàu

Trước mắt, TQ cố tình bỏ quên thị trường nội địa đầy tiềm năng để phục vụ mục đích tất cả cho xuất khẩu. Điều này có thể làm cho nước mạnh nhưng dân không giàu và làm mất cân bằng tình trạng lao động giữa các nước bạn hàng với nhau.

Kỹ sư lập trình McConnor Handerson của hãng Netbook Apple có trụ sở ở California (Mỹ) viết trên blog rằng giá thành xuất khẩu hàng điện tử cao cấp của TQ đang tăng so với những năm trước. Hầu hết sản phẩm của Netbook Apple của Mỹ đều được lắp ráp tại TQ.

Có thể thấy rõ ngành sản xuất đồ điện và điện tử cao cấp với công nghệ tiên tiến đang là chìa khóa của chiến lược xuất khẩu và chế xuất của TQ. So với các mặt hàng điện tử xuất khẩu của Mexico có lợi thế hơn trong vấn đề vận chuyển, hàng TQ vẫn có giá mềm hơn, bất chấp khủng hoảng kinh tế toàn cầu.

Theo thông tin từ Bộ Thương mại TQ, kim ngạch xuất khẩu của TQ năm 2009 sẽ tăng 15%. Chính quyền Bắc Kinh cũng đã quyết định tăng ngân khoản tín dụng xuất khẩu cho các công ty sản xuất trong nước để bảo đảm nhịp độ xuất khẩu theo đúng kế hoạch cũng như giữ đồng nhân dân tệ hợp lý để hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu.

Mỹ và Liên minh châu Âu đã gửi đơn kiện lên Tổ chức Thương mại thế giới về việc TQ cố tình hạn chế xuất khẩu các nguyên liệu chiến lược như bauxite, flour, than đá, magnesium, kẽm... Khi TQ hạn chế và bảo hộ xuất khẩu các mặt hàng chiến lược trên bằng cách áp thuế và số lượng quota đối với các nhà sản xuất trong nước, Mỹ và châu Âu buộc phải mua nguyên liệu với giá cao. TQ cho rằng biện pháp hạn chế xuất khẩu các mặt hàng nguyên liệu chiến lược nhằm bảo vệ môi trường và bảo vệ nguồn tài nguyên.

Tựu Ngô

Pháp luật

Các tin tức khác

>   Vốn FDI đăng ký nhiều, triển khai nhỏ giọt (30/08/2009)

>   Vĩnh Long mở rộng thị trường xuất khẩu bưởi Năm Roi (30/08/2009)

>   Petrolimex giải thích chuyện tăng giá xăng (30/08/2009)

>   Xăng lại tăng thêm 1.000 đồng mỗi lít từ 30/08 (29/08/2009)

>   Hai kịch bản tăng trưởng và lạm phát năm 2010 (29/08/2009)

>   Các SME cần có chiến lược KD và thay đổi cách quản lý (29/08/2009)

>   Tiến vào kỷ nguyên công nghệ thông tin (29/08/2009)

>   Đẩy mạnh thu hút đầu tư vào Cụm CN Bắc thị trấn Vân Đình (29/08/2009)

>   Nguy cơ hỗn loạn kiểm nghiệm chất lượng sữa (29/08/2009)

>   Việt Nam vẫn là nơi hấp dẫn giới đầu tư (29/08/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật